Giá mua những loại mỹ phẩm từ tế bào gốc rất đắt đỏ, vì vậy mỹ phẩm tế bào gốc hay còn gọi là: Mỹ phẩm "nhà giàu"
Chị Đỗ Hoàng Quyên (Hưng Yên) - nhân viên văn phòng tại một tòa soạn trên phố Vọng (Hà Nội) vừa hoàn thành kế hoạch sinh con - nghe theo lời bạn bè ngay lập tức tìm đến mỹ phẩm từ tế bào gốc để làm đẹp. Thời gian hành chính phải làm, sau đó phải về nhà chăm con nên chị chọn hình thức mua qua mạng. Chị chia sẻ: “da mình bị rám, sau thời gian điều trị chàm, trên mặt lỗ chỗ thô ráp. Nghe bạn bè nói tế bào gốc cải thiện được vấn đề này. Mình hỏi mấy cửa hàng trên mạng, thôi thì đủ thứ loại. Họ bảo mình không cần đến, gọi là có hàng”.
Tuy nhiên, chị Quyên nhận xét, giá các loại sản phẩm này tương đối đắt. Chẳng hạn, được quảng cáo là chăm sóc da, nuôi dưỡng da, chống lão hoá, tăng sức đề kháng; đặc biệt, hỗ trợ chăm sóc sau điều trị mụn trứng cá, nám da, các tổn thương trên da... như chị thì giá khoảng 1,5 triệu đồng/hộp, hộp 14 tuýp, mỗi tuýp 1ml. Không đành chi ngót nửa tháng lương cho một hộp mỹ phẩm, chị Quyên tìm đến các sản phẩm rẻ hơn. Chị cho biết: “Rẻ nhất là miếng đắp mặt. Được tiếp thị là công nghệ đỉnh cao chỉ trên 300.000 đồng”. “Đắp 1 miếng đắp mặt bằng cả hộp sữa cho con, tác dụng 1 lần thì chẳng biết là có đi được đến đâu”.
Sang tuổi 30, chuẩn bị lấy chồng nên Huỳnh Thị Thanh Vân (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) tìm ngay đến mỹ phẩm tế bào gốc để cải thiện tình hình da mặt. Vân nói: “Mình được chào mời một loại kem quảng cáo là của Hàn Quốc, tế bào gốc nhân sâm có giá khoảng 5 triệu đồng với trọng lượng chỉ 35ml”.
Là tiểu thư một “đại gia” trên phố Hàng Tre nhưng Tiên lại có nước da ngăm đen mà bạn bè vẫn thường trêu trọc là “cà phê nước hai”. Ngay sau khi có thông tin dùng công nghệ tế bào gốc làm da trắng, Tiên đã xin bố mẹ hỗ trợ tiền để thực hiện ước muốn bấy lâu. Tiên kể, sau 6 lần tới thẩm mỹ viện, tình trạng da đã cải thiện đôi chút nhưng số tiền phải chi đã trên 200 triệu. Mà Tiên còn phải 3 lần làm trắng bằng liệu pháp nữa.
Trước tình trạng nhiều người đổ xô theo phong trào sử dụng mỹ phẩm tế bào gốc, một chuyên gia trong ngành mỹ phẩm khuyến cáo: “Những sản phẩm làm đẹp được quảng cáo là có chứa chiết xuất từ tế bào gốc thực ra không có nguồn gốc từ con người. Nên lưu ý sự mập mờ này. Sự thật đó là tế bào gốc của thực vật. Ví dụ tại Anh, có thể khẳng định rằng, các sản phẩm chống lão hóa, chống nhăn, làm đẹp... không chứa tế bào gốc của người. Thực chất, trong sản phẩm dưỡng da, công ty mỹ phẩm vẫn sử dụng các chất được chiết xuất từ axít amin và các protein hay các tế bào gốc thực... Như vậy, nếu hãng mỹ phẩm nói họ sắp công bố một sản phẩm chiết xuất từ tế bào gốc, cần đọc kỹ phần sau để biết đó là loại tế bào gì”.
Một bác sĩ da liễu tại Hà Nội góp ý: “Không phải ai cũng thích hợp với phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc. Người dùng phải chú ý đến mục đích sử dụng đúng chỉ định tế bào gốc và căn cứ theo tình trạng da (tế bào gốc có tác dụng làm tươi da, căng da nhưng không xoá hoàn toàn được vết nhăn, làm đầy sẹo lõm, trắng da). Nên sử dụng đúng thời gian chỉ định để đạt hiệu quả. Hạn chế sử dụng công nghệ khác tương tác gây ảnh hưởng ngược lại lên tế bào gốc.
Mua rủi vào người
Trong một “rừng sản phẩm” mang tên “mỹ phẩm tế bào gốc” hiện nay, có đến 99% là lừa đảo. Theo thông tin từ Bộ Y tế, cơ quan này chưa từng cấp phép lưu hành cho bất kỳ loại mỹ phẩm nào được đăng ký là mỹ phẩm tế bào gốc đến thời điểm hiện nay.
Theo các chuyên gia, những sản phẩm làm đẹp được quảng cáo là có chứa chiết xuất từ tế bào gốc thực ra không có nguồn gốc từ con người (ảnh minh họa)
Một bác sĩ là giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y dược TP.HCM, khuyến cáo, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc đưa tế bào gốc vào mỹ phẩm. Bởi việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc, rồi bảo quản, nuôi cấy thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp, không phải đơn vị nào cũng thực hiện được. Nhiều loại mỹ phẩm tế bào gốc được quảng cáo rất “kêu” với thành phần acid hyaluronic, collagen, acid hyaluronic... được lấy từ màng treo dây rốn thai nhi sau khi sinh và dịch tiết nuôi cấy tế bào gốc được dùng làm mỹ phẩm. Thật ra, cũng chỉ chứa các loại enzyme và peptide quen thuộc được “thay tên đổi họ” để làm giá cao hơn.
Nhiều nước trên thế giới có ngành sinh học, y học tái tạo phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều không cho phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do lo ngại việc sử dụng tế bào gốc của con người làm mỹ phẩm làm tăng các mối lo ngại về sự an toàn như có thế chứa các mầm mống gây bệnh nan y như HIV, viêm gan...Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định, hiện các cơ quan chức năng không cấp phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do quy định tất cả các thành phần, sản phẩm có nguồn gốc từ những hệ, cơ quan của con người không được phép sử dụng trong mỹ phẩm.
Thạc sĩ Phan Kim Ngọc, Trưởng phòng Thí nghiệm tế bào gốc Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia) cho biết: “Tôi chưa ghi nhận được công bố khoa học nào của Việt Nam về việc tìm ra các chất kích hoạt trực tiếp tế bào gốc trong da người mà có nguồn gốc thu nhận từ thực vật. Vấn đề ở đây là nguồn gốc các mỹ phẩm phải rõ ràng, được các cơ quan chức năng kiểm định, đồng thời quảng cáo phải đúng”. Rất ít khách hàng biết được rõ ràng nguồn gốc thật sự là được chiết xuất từ thực vật, động vật hay nhau thai.Theo tiến sĩ Nguyễn Lai Thành, Chủ nhiệm bộ môn Tế bào, mô phôi và lý sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội, bất cứ một phương pháp nào, kể cả trong trị bệnh không lớn thì nhỏ cũng có rủi ro. Cũng như uống vitamin nếu quá liều, không đúng lúc cũng dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Nếu chúng ta có đủ khả năng để duy trì một cuộc sống bình thường thì tại sao chúng ta phải mua thêm rủi ro vào người cho dù tỉ lệ nhỏ. Rủi ro này không ai có thể lường được, vừa mất tiền lại mang thêm hậu quả cho mình. Nó không đảm bảo 100% an toàn thì chỉ khi hãn hữu, không thể không dùng mới nên sử dụng nó.
Chị Đỗ Hoàng Quyên (Hưng Yên) - nhân viên văn phòng tại một tòa soạn trên phố Vọng (Hà Nội) vừa hoàn thành kế hoạch sinh con - nghe theo lời bạn bè ngay lập tức tìm đến mỹ phẩm từ tế bào gốc để làm đẹp. Thời gian hành chính phải làm, sau đó phải về nhà chăm con nên chị chọn hình thức mua qua mạng. Chị chia sẻ: “da mình bị rám, sau thời gian điều trị chàm, trên mặt lỗ chỗ thô ráp. Nghe bạn bè nói tế bào gốc cải thiện được vấn đề này. Mình hỏi mấy cửa hàng trên mạng, thôi thì đủ thứ loại. Họ bảo mình không cần đến, gọi là có hàng”.
Tuy nhiên, chị Quyên nhận xét, giá các loại sản phẩm này tương đối đắt. Chẳng hạn, được quảng cáo là chăm sóc da, nuôi dưỡng da, chống lão hoá, tăng sức đề kháng; đặc biệt, hỗ trợ chăm sóc sau điều trị mụn trứng cá, nám da, các tổn thương trên da... như chị thì giá khoảng 1,5 triệu đồng/hộp, hộp 14 tuýp, mỗi tuýp 1ml. Không đành chi ngót nửa tháng lương cho một hộp mỹ phẩm, chị Quyên tìm đến các sản phẩm rẻ hơn. Chị cho biết: “Rẻ nhất là miếng đắp mặt. Được tiếp thị là công nghệ đỉnh cao chỉ trên 300.000 đồng”. “Đắp 1 miếng đắp mặt bằng cả hộp sữa cho con, tác dụng 1 lần thì chẳng biết là có đi được đến đâu”.
Sang tuổi 30, chuẩn bị lấy chồng nên Huỳnh Thị Thanh Vân (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) tìm ngay đến mỹ phẩm tế bào gốc để cải thiện tình hình da mặt. Vân nói: “Mình được chào mời một loại kem quảng cáo là của Hàn Quốc, tế bào gốc nhân sâm có giá khoảng 5 triệu đồng với trọng lượng chỉ 35ml”.
Nhiều chị em chi tiền triệu để mua sản phẩm được quảng cáo là chiết xuất từ tế bào gốc để làm đẹp.
Là tiểu thư một “đại gia” trên phố Hàng Tre nhưng Tiên lại có nước da ngăm đen mà bạn bè vẫn thường trêu trọc là “cà phê nước hai”. Ngay sau khi có thông tin dùng công nghệ tế bào gốc làm da trắng, Tiên đã xin bố mẹ hỗ trợ tiền để thực hiện ước muốn bấy lâu. Tiên kể, sau 6 lần tới thẩm mỹ viện, tình trạng da đã cải thiện đôi chút nhưng số tiền phải chi đã trên 200 triệu. Mà Tiên còn phải 3 lần làm trắng bằng liệu pháp nữa.
Trước tình trạng nhiều người đổ xô theo phong trào sử dụng mỹ phẩm tế bào gốc, một chuyên gia trong ngành mỹ phẩm khuyến cáo: “Những sản phẩm làm đẹp được quảng cáo là có chứa chiết xuất từ tế bào gốc thực ra không có nguồn gốc từ con người. Nên lưu ý sự mập mờ này. Sự thật đó là tế bào gốc của thực vật. Ví dụ tại Anh, có thể khẳng định rằng, các sản phẩm chống lão hóa, chống nhăn, làm đẹp... không chứa tế bào gốc của người. Thực chất, trong sản phẩm dưỡng da, công ty mỹ phẩm vẫn sử dụng các chất được chiết xuất từ axít amin và các protein hay các tế bào gốc thực... Như vậy, nếu hãng mỹ phẩm nói họ sắp công bố một sản phẩm chiết xuất từ tế bào gốc, cần đọc kỹ phần sau để biết đó là loại tế bào gì”.
Một bác sĩ da liễu tại Hà Nội góp ý: “Không phải ai cũng thích hợp với phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc. Người dùng phải chú ý đến mục đích sử dụng đúng chỉ định tế bào gốc và căn cứ theo tình trạng da (tế bào gốc có tác dụng làm tươi da, căng da nhưng không xoá hoàn toàn được vết nhăn, làm đầy sẹo lõm, trắng da). Nên sử dụng đúng thời gian chỉ định để đạt hiệu quả. Hạn chế sử dụng công nghệ khác tương tác gây ảnh hưởng ngược lại lên tế bào gốc.
Mua rủi vào người
Trong một “rừng sản phẩm” mang tên “mỹ phẩm tế bào gốc” hiện nay, có đến 99% là lừa đảo. Theo thông tin từ Bộ Y tế, cơ quan này chưa từng cấp phép lưu hành cho bất kỳ loại mỹ phẩm nào được đăng ký là mỹ phẩm tế bào gốc đến thời điểm hiện nay.
Theo các chuyên gia, những sản phẩm làm đẹp được quảng cáo là có chứa chiết xuất từ tế bào gốc thực ra không có nguồn gốc từ con người (ảnh minh họa)
Một bác sĩ là giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y dược TP.HCM, khuyến cáo, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc đưa tế bào gốc vào mỹ phẩm. Bởi việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc, rồi bảo quản, nuôi cấy thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp, không phải đơn vị nào cũng thực hiện được. Nhiều loại mỹ phẩm tế bào gốc được quảng cáo rất “kêu” với thành phần acid hyaluronic, collagen, acid hyaluronic... được lấy từ màng treo dây rốn thai nhi sau khi sinh và dịch tiết nuôi cấy tế bào gốc được dùng làm mỹ phẩm. Thật ra, cũng chỉ chứa các loại enzyme và peptide quen thuộc được “thay tên đổi họ” để làm giá cao hơn.
Nhiều nước trên thế giới có ngành sinh học, y học tái tạo phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều không cho phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do lo ngại việc sử dụng tế bào gốc của con người làm mỹ phẩm làm tăng các mối lo ngại về sự an toàn như có thế chứa các mầm mống gây bệnh nan y như HIV, viêm gan...Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định, hiện các cơ quan chức năng không cấp phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do quy định tất cả các thành phần, sản phẩm có nguồn gốc từ những hệ, cơ quan của con người không được phép sử dụng trong mỹ phẩm.
Thạc sĩ Phan Kim Ngọc, Trưởng phòng Thí nghiệm tế bào gốc Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia) cho biết: “Tôi chưa ghi nhận được công bố khoa học nào của Việt Nam về việc tìm ra các chất kích hoạt trực tiếp tế bào gốc trong da người mà có nguồn gốc thu nhận từ thực vật. Vấn đề ở đây là nguồn gốc các mỹ phẩm phải rõ ràng, được các cơ quan chức năng kiểm định, đồng thời quảng cáo phải đúng”. Rất ít khách hàng biết được rõ ràng nguồn gốc thật sự là được chiết xuất từ thực vật, động vật hay nhau thai.Theo tiến sĩ Nguyễn Lai Thành, Chủ nhiệm bộ môn Tế bào, mô phôi và lý sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội, bất cứ một phương pháp nào, kể cả trong trị bệnh không lớn thì nhỏ cũng có rủi ro. Cũng như uống vitamin nếu quá liều, không đúng lúc cũng dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Nếu chúng ta có đủ khả năng để duy trì một cuộc sống bình thường thì tại sao chúng ta phải mua thêm rủi ro vào người cho dù tỉ lệ nhỏ. Rủi ro này không ai có thể lường được, vừa mất tiền lại mang thêm hậu quả cho mình. Nó không đảm bảo 100% an toàn thì chỉ khi hãn hữu, không thể không dùng mới nên sử dụng nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét