Các nguồn tế bào gốc tạo máu sử dụng cho cấy ghép tế bào gốc
Ghép tế bào gốc tạo máu (thường gọi là ghép tủy xương) đã được áp dụng khoảng 30 năm gần đây để điều trị bệnh nhân bị tổn thương tạo máu tại tủy xương. Tổn thương này có thể là nguyên phát, hoặc thứ phát sau hóa trị hoặc xạ trị các bệnh máu và ung thư đặc. Hàng năm, có hàng trăm nghìn bệnh nhân bệnh máu và ung thư đặc có nhu cầu ghép tế bào gốc tạo máu. Tế bào gốc tạo máu được truyền vào đường tĩnh mạch bệnh nhân sẽ đến cư trú tại tủy xương và phục hồi khả năng tạo máu của tổ chức này.- Trước kia, tế bào gốc tạo máu thường được thu hoạch từ tủy xương người cho bằng phương pháp chọc hút tại các gai chậu. Thủ thuật này khá nặng nề đối với người cho tủy và phức tạp trong xử lý dịch ghép. Trước khi truyền vào bệnh nhân, dịch ghép được loại bỏ bớt thành phần mỡ và dịch tế bào không cần thiết.
- Từ đầu những năm 1980, người ta thấy rằng tại máu ngoại vi cũng tồn tại một lượng nhỏ tế bào gốc tạo máu CD34. Một số thuốc như cyclophosphamide, cytarabin,... hoặc yếu tố kích thích tạo máu nhưG-CSF có thể có tác dụng huy động tế bào gốc tạo máu từ tủy xương và phóng thích ra máu ngoại vi. Sử dụng các hệ thống máy tách tế bào tự động như CS-3000 Plus, COPE, Hemonetics... có thể thu hoạch được một lượng lớn tế bào gốc này, đủ để thực hiện kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu mà không cần đến dịch tủy xương. Phương pháp thu hoạch tế bào gốc từ máu ngoại vi là một tiến bộlớn của kỹ thuật ghép tủy xương, làm cho kỹ thuật ghép tủy xương đồng loại trở lên thuận tiện và phổ biến hơn.
- Tuy nhiên trong thực tiễn, một khó khăn kinh điển của kỹ thuật ghép tủy xương là làm sao lựa chọn được người cho tương đồng HLA với bệnh nhân. Mặc dù nhiều trung tâm ghép tủy xương lớn trên thế giới đã xây dựng ngân hàng tế bào gốc xác định sẵn kháng nguyên HLA để cung cấp cho các trung tâm ghép khác, nhưng cơ hội để bệnh nhân tìm được người cho tương đồng HLA vẫn rất thấp.
- Khoảng 15 năm gần đây, máu cuống rốn bắt đầu được sử dụng như một nguồn tế bào gốc tạo máu. Tỷ lệ tế bào gốc tạo máu CD34 chiếm 0,2- 0,4% tếbào có nhân, cao hơn hàng chục lần so với máu ngoại vi người trưởng thành. Tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng tăng sinh cao, có thể tạo ra một số dòng tế bào khác như tế bào gốc trung mô, tế bào đơn nhân và fibroblast... trong nuôi cấy tế bào. Máu cuống rốn có một số ưu điểm để vận dụng vào kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu:
+ Lượng tế bào gốc trong máu cuống rốn rất phong phú, đặc biệt là tế bào tạo cụm hỗn hợp (CFU- Mix), có khả năng biệt hóa thành các dòng tế bào máu khác nhau.
+ Các tế bào miễn dịch của máu cuống rốn phần lớn đang ở trạng thái "trinh nguyên", hiệu quả đáp ứng miễn dịch thấp, ít nguy cơ gây ra bệnh lý mảnh ghép chống túc chủ(GVHD).
+ Nguồn máu cuống rốn rất sẵn có để xây dựng ngân hàng máu cuống rốn lớn từ đó dễdàng chọn lựa mẫu máu cuống rốn phù hợp HLA giữa người cho và người nhận. Việc thu thập tế bào gốc máu cuống rốn hoàn toàn không ảnh hưởng đến người cho.
So sánh giữa các nguồn tế bào gốc khác nhau, chúng ta thấy mặc dù lượng tế bào tạo máu và thể tích máu cuống rốn khá thấp nhưng các thông số về hiệu lực tạo máu lại thường cao hơn so với dịch tủy xương.
Thể tích máu cuống rốn ảnh hướng đến lượng tế bào gốc thu được
Thể tích mẫu máu cuống rốn là một thông số rất quan trọng. Thể tích càng lớn thì tổng lượng tế bào gốc thu được càng lớn, do đó khả năng đậu ghép càng cao.Tỷ lệ túi máu cuống rốn sau thu hoạch đủ lượng tế bào có nhân hoặc tế bào gốc CD34 để ghép cho bệnh nhân theo cân nặng.
- Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy thể tích máu cuống rốn thu được trung bình là 80ml (từ60- 120ml). ỞViệt Nam, Trần Văn Bé (2000), Trần Quốc Dũng (2004) và Nguyễn Hữu Toàn (2005) thông báo thể tích trung bình mẫu máu cuống rốn thu được trong khoảng 70ml (từ40- 120ml), thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả Âu Mỹ.
- Một số yếu tố như tuổi thai, trọng lượng thai, con so hay con rạ... được cho là có liên quan đến thể tích máu cuống rốn. Tuổi thai càng lớn thì số lượng tế bào có nhân càng tăng nhưng số lượng tế bào CD34 và CFU- GM lại giảm. Cân nặng của trẻ càng lớn thì lượng tế bào có nhân, tế bào gốc CD34 và CFU- GM càng nhiều. Mẹ càng ít lần sinh trước đó thì máu cuống rốn càng có nhiều tế bào tạo máu. Ngược lại, số lần sinh trước đây càng nhiều thì lượng tế bào gốc CD34 càng giảm, nhất là khi người mẹ đã lớn tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét