Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Liệu pháp trẻ hóa cho làn da tuyệt vời với công nghệ tế bào gốc

Từ ngày 27/6 - 29/6/2013 chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc của viện thẩm mỹ Allforskin sẽ có buổi tư vấn miễn phí “Làm đẹp tự nhiên, an toàn bằng công nghệ tế bào gốc tự thân PRP” cho tất cả khách hàng tham dự.

Công nghệ làm đẹp hàng đầu của giới sành điệu Hàn Quốc


Hiểu mong muốn của của chị em trong chương trình trước đó, Phòng Khám 12 Kim Mã đã đầu tư máy chiết tách tế bào gốc EBA 20 – giúp phân tách tế bào gốc và hoạt chất của chính cơ thể (tiểu cầu) để tái tạo lại những vùng da hư tổn từ sâu bên trong. Tiếp đó, máy eTwo với sự kết hợp hoàn hảo của công nghệ Sublime và Sublative sử dụng bước sóng và ánh sáng hồng ngoại sẽ giúp nuôi dưỡng những tế bào da mới, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa.

Quy trình được thực hiện nghiêm ngặt ngay từ khâu lấy máu của chính người được điều trị, sau đó thông qua một quá trình chiết xuất ly tâm quy chuẩn, tách lấy lượng huyết tương giàu tiểu cầu nhất, lượng PRP này sẽ được bác sỹ đưa vào vùng cần điều trị. Từ đó, các tế bào tái tạo có trong PRP sẽ thúc đẩy sự tăng sinh tế bào, kích thích chuỗi liên kết collagen,… giúp da, tóc mau hồi phục và trẻ hóa mạnh mẽ nhất.

Máy chiết xuất tế bào gốc hiện đại


Nhờ vậy, làn da bạn sẽ trở lên sáng, căng tràn sức sống trong thời gian ngắn nhất. Phương pháp này còn được biết đến như sự “tự cải lão hoàn đồng” của làn da, chính vì vậy mà nó khá lành, phù hợp với cơ địa của mọi phụ nữ, đem lại hiểu quả vĩnh viễn đối với các trường hợp: tổn thương da, sẹo rỗ do mụn trứng cá, nám da, lão hóa sớm…

Các chuyên gia thẩm mỹ Hàn Quốc cũng cho biết: Do ưu điểm không cần phẫu thuật, không đau đớn, an toàn với mọi loại cơ địa nên phương pháp này được phụ nữ Á Đông rất ưu chuộng. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại chỉ có thể phát huy được hết công hiệu khi được sử dụng bởi chuyên gia giầu kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn cao.

Chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu Hàn Quốc


Thạc sỹ Oh Kyung Mi - chuyên gia thẩm mỹ hàng đầu Hàn Quốc thuộc Viện thẩm mỹ Allforskin, với trên 10 năm kinh nghiệm trị liệu da nói chung và sử dụng công nghệ tế bào gốc nói riêng sẽ giúp cho tất cả các khách hàng tham gia chương trình có cơ hội trải nghiệm phương pháp làm đẹp công nghệ cao của giới sành điệu Hàn Quốc với hiệu quả tuyệt đối, an toàn, tin cậy.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Cấy tế bào gốc của người vào phôi thai động vật

Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ Nhật Bản vừa kiến nghị một dự án nuôi trồng các cơ quan nội tạng một loài vật bất kì trong cơ thể của một loài khác bằng cách tiêm các tế bào gốc của loài có nội tạng cần nuôi vào phôi thai của loài thay thế.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản hy vọng được phép tiến hành cấy ghép tế bào gốc của người vào phôi thai động vật nhằm tạo ra một “phôi thai đặc dị“ và sau đó đưa phôi thai này vào dạ con của một lợn nái. Mục tiêu của thực nghiệm này là xem xem một tế bào gốc khi được trắc nghiệm như vậy có khả năng phát triển thành một cơ quan nội tạng người.

Kĩ thuật này cho phép phát triển cơ quan nội tạng một người bệnh trên cơ thể lợn bằng cách lấy tế bào gốc của bệnh nhân đó tiêm vào cơ thể con lợn thay thế, nhằm nuôi trưởng thành một nội tạng khỏe mạnh.

Giáo sư Hiromitsu Nakauchi, giám đốc trung tâm sinh học tế bào gốc và y khoa tái tạo thuộc Đại học Tokyo, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Mục tiêu sau rốt của chúng tôi là sản xuất nội tạng con người từ những tế bào gốc đa năng cảm – là tế bào gốc đa năng được phát triển lên từ tế bào bình thường”.

“Đây là một giải pháp tiềm năng đầy hấp dẫn đối với các phẫu thuật thay ghép nội tạng con người”, tiến sĩ Chris Mason, trưởng khoa y khoa tái tạo Đại học College London cho biết.

Hướng nghiên cứu này cũng đã được thực hiện ở Nga từ 30 năm trước. Tại Viện tế bào học và di truyền học tại Novosibirsk người ta cũng tại ra được giống lợn có bộ gen rất gần với người gọi là lợn mini Siberia. Về trọng lượng, kích thước các cơ phận của giống lợn này hoàn toàn tương ứng với người, ví dụ loại 10 kg có thể lấy tạng để ghép cho trẻ em và loại 30 kg cho người lớn.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nước như Nhật Bản, Mĩ, Trung Quốc,… đang tiến hành nghiên cứu và đưa phương pháp này áp dụng vào thực tiễn để cung cấp nội tạng chữa trị cho con người.

Dù vậy, dự án trên cũng vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi. Trong đó, các chuyên gia chính phủ Nhật Bản thừa nhận rằng, tồn tại những vấn đề đạo đức quan trọng liên quan đến vấn đề này. Bởi không phải những phát minh khoa học nào cũng mang lại những hiệu quả hoàn toàn. Có ý kiến cho rằng phải giới hạn về việc cấp phép nuôi các cơ quan của con người trên cơ thể động vật sau khi đã nghiên cứu từng trường hợp cụ thể.

Mặt khác, việc đưa dự án vào thực tế còn đòi hỏi phải có sửa đổi luật pháp hiện hành từ năm 2001 ở Nhật Bản quy định về nhân bản vô tính.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Tế bào gốc giúp tái tạo ngón tay cụt

Theo một nghiên cứu mới của Trung tâm Y tế Langone thuộc trường đại học New York, Hoa Kỳ, một ngày nào đó các bác sĩ có thể sử dụng tế bào gốc từ móng tay, chân để chữa trị cho các móng tay bị dị tật hoặc thậm chí chân tay bị cụt.




Từ lâu, các nhà khoa học đều biết rằng, trẻ em và một số người trưởng thành có thể tái tạo các đầu ngón tay của họ sau thủ thuật cắt cụt. Nhưng các ngón tay không thể phục hồi nếu phần lớn vùng móng bị cắt bỏ.

Nhóm nghiên cứu đã theo dõi các tế bào trên bàn chân sau của chuột trong quá trình phát triển móng và nhận thấy quần thế te bao goc tạo ra phần cứng của móng và mô mềm bên dưới. Khi các nhà nghiên cứu cắt phần cuối của một ngón chân, các tín hiệu từ móng tái tạo kích thích mô phía dưới hình thành xương.

Xương ngón tay có thể phục hồi nếu như phần bị cắt cụt vẫn chứa một số tế bào gốc của móng. Nhưng chỉ riêng các tế bào gốc không đủ, mà quan trọng là vùng mô phát triển từ các tế bào gốc trong quá trình phát triển móng thông thường. Sau thủ thuật cắt cụt, mô này truyền các tín hiệu thu hút các dây thần kinh mới vào đoạn cuối của phần cắt cụt và bắt đầu quá trình tái tạo xương. Nếu thủ thuật cắt cụt loại bỏ vùng móng hoặc nếu các tín hiệu bị ngăn chặn, các ngón sẽ không phục hồi được.

Khi các nhà nghiên cứu thao tác di truyền với chuột để tạo thành các tín hiệu tái tạo, chỉ riêng các tế bào gốc của móng có thể kích thích sự phục hồi của các ngón thậm chí không có vùng mô móng xung quanh.

Các nhà nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy những tín hiệu tương tự liên quan đến việc tái tạo chi của động vật lưỡng cư bị cắt cụt.