Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Giải pháp mới cho bệnh nhân ung thư hóa trị liệu

DR BRF K1 làm giảm nhanh các phản ứng phụ của thuốc khi đang hóa – xạ trị hoặc đang dieu tri viem gan C, giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, dễ ngủ, tăng cường khả năng miễn dịch.

Nỗi ám ảnh của các bệnh nhân ung thư đang chua benh ung thu bằng hóa trị liệu và cũng là niềm ưu tư của các bác sĩ bệnh viện ung thư trên toàn thế giới là gì? Đó chính là phản ứng phụ của thuốc.

Hóa trị liệu là 1 vũ khí quan trọng trong điều trị ung thư, tuy nhiên, các bệnh nhân luôn cảm thấy lo lắng vì có quá nhiều tác dụng phụ do thuốc mang lại bởi những hóa chất này được đưa đi khắp cơ thể. Thuốc có thể gây hại cho những tế bào bình thường và khỏe mạnh khác, đáng kể nhất là những tế bào máu được tạo ra từ tủy xương, tế bào chân tóc, tế bào trong miệng, trong đường tiêu hóa, trong tim, phổi, thận, bàng quang, tế bào thuộc hệ thống thần kinh và hệ thống sinh sản…

Suy tủy là một trong những tác dụng ngoại ý thường xảy ra khi sử dụng các thuốc hóa trị, chúng tiêu diệt một phần những tế bào tủy sống làm tế bào máu được tạo ra ít hơn. Tình trạng suy tủy trở nên nghiêm trọng khi tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu giảm thấp dưới ngưỡng cho phép, bệnh nhân phải đối mặt với rất nhiều tác dụng không mong muốn mà nguyên nhân là do sự thiếu hụt trên, bệnh nhân có thể hoãn trị liệu và phải truyền máu hoặc sử dụng các thuốc tái tạo tế bào máu. Điều đó một phần ảnh hưởng đến kết quả điều trị và quan trọng hơn cả là tác động đến tâm lý và sức khỏe của bệnh nhân ung thư – những người đang suy kiệt về thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, tác dụng phụ suy tủy là một vấn đề cần được lưu ý nhiều hơn trong điều trị các thuốc hóa trị cho bệnh nhân ung thư.

Ngoài những tác dụng không mong muốn đã nêu ở trên, khi dùng hóa trị liệu, bệnh nhân ung thư còn gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, nôn, rụng tóc, táo bón, tiêu chảy, khô rát mắt, khô miệng, nhức đầu, trầm cảm, lú lẫn, tai biến….

Tất cả các phản ứng phụ trên kéo dài sẽ dẫn đến không ăn uống được, khó chịu, cáu gắt và cuối cùng dẫn đến suy dinh dưỡng, và khi đạt đến suy còi – suy kiệt thì bệnh nhân không còn chịu đựng nổi cho những lần vào hóa chất tiếp theo.



Niềm ưu tư của các bác sĩ là nếu sự suy nhược cơ thể kéo dài dẫn đến tình trạng suy còi – suy kiệt thì bác sĩ sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho phác đồ điều trị. Điều này bác sĩ cũng không muốn và hiện cũng đang tìm kiếm một phương pháp mới nào đó cho vấn đề này.

Nay đã có DR BRF K1 một giải pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân ung thư không còn nỗi ám ảnh quá lớn khi đang điều trị bằng hóa trị liệu mà còn giúp bệnh nhân ăn uống một cách bình thường, có cảm giác thèm ăn, dễ ngủ, chống suy nhược và tăng cường hỗ trợ trong việc điều trị ung thư.

DR BRF K1 được chiết xuất hoàn toàn là 100% thiên nhiên với hàm lượng sử dụng chiết xuất nấm Vân Chi mỗi ngày là 3.000mg, cùng với sự kết hợp của nấm Linh Chi và Curcumin sẽ làm giảm nhanh các phản ứng phụ của thuốc khi đang hóa – xạ trị hoặc đang điều trị viêm gan C, giúp bệnh nhân ăn ngon miệng, dễ ngủ, tăng cường khả năng miễn dịch. Bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả sau 4 – 8 ngày sử dụng, và sau đó 1 tháng sẽ thấy kết quả rất rõ ràng.

Bí quyết bảo vệ chức năng gan

Hạn chế bia rượu, thuốc lá, chế độ dinh dưỡng cân đối với rau quả sạch, bổ sung dược chất thiết yếu cho gan là các biện pháp phòng ngừa, tránh các bệnh về gan.

Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng đầu trong tất cả các bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới. Đây là một trong những căn bệnh đáng sợ và nguy hiểm bởi bệnh diễn tiến thầm lặng, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng nổi bật, đến khi có biểu hiện rõ đã muộn, lúc này điều trị tốn kém và tiên lượng rất xấu.

Thời gian sống trung bình của bệnh nhân sau khi được chẩn đoán ung thư gan nguyên phát từ 3 đến 6 tháng. Chính vì vậy để có lá gan khỏe mạnh, ngay từ bây giờ chúng ta nên tự biết bảo vệ và chăm sóc lá gan cho chính mình, cho người thân.

Có 3 nhóm yếu tố nguy cơ chính gây bệnh về gan, gồm:

- Virus viêm gan: Trong 6 loại virus gây viêm gan A, B, C, D, E, G thì virus viêm gan B, C là phổ biến nhất (từ 15 đến 20% dân số). Đây là nguyên nhân chính gây ra hơn 80% các bệnh về gan và ung thư gan.

- Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý, ăn nhiều chất đường, đạm, béo và ít rau quả xanh, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, dùng các thuốc có hại cho gan.

- Rượu: Gây hại cho nhiều cơ quan trong đó chủ yếu là gan. Rượu và các nước giải khát có cồn là nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và ung thư gan. Viêm gan do rượu cấp tính có thể gây tử vong nhất là những người có bệnh gan từ trước. Rượu là nguyên nhân gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau viêm gan siêu vi B.



Phát hiện sớm một số dấu hiệu kêu cứu của lá gan cũng giúp hạn chế được những biến chứng nguy hiểm như:

- Mệt mỏi, ăn khó tiêu, sợ mỡ/chất béo, da và mắt thay đổi màu sắc bất thường, trở nên vàng.

- Đau tức vùng hạ sườn phải.

- Nước tiểu ít, sậm màu có cảm giác buốt rát. Phân xám hoặc bạc màu.

- Ngứa kéo dài và lan rộng.

- Thay đổi cân nặng bất thường, trọng lượng cơ thể thay đổi 5% trong vòng 2 tháng.

- Bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm thần và thậm chí hôn mê.

- Mất/giảm ham muốn tình dục.

Khi có một số dấu hiệu hoặc toàn bộ dấu hiệu trên, bạn nên đến viện kiểm tra càng sớm càng tốt.Điều quan trọng, mỗi người nên chủ động phòng ngừa, tránh các bệnh về gan với một số cách như:

-Nên tránh các yếu tố nguy cơ gây hại cho gan và làm tiến triển các bệnh về gan, hạn chế bia, rượu, thuốc lá đặc biệt là phụ nữ hay những người đã có tiền sử bị bệnh gan. Chế độ ăn uống cân đối, các nhóm chất dinh dưỡng, nhiều rau quả sạch, tươi và giàu vitamin, chất khoáng.

Diệp hạ châu đắng là dược liệu hàng đầu cho sức khỏe của lá gan, có tác dụng với bệnh gan mạn tính


- Nên tiêm phòng cho bản thân và cho trẻ em theo đúng thời điểm khuyến cáo của Bộ Y tế. Vì viêm gan siêu vi B lây lan qua đường máu nên hãy thực hiện tình dục an toàn ; không sử dụng chung bơm kim tiêm…

- Với những người đã có bệnh lý về gan hay khó có thể thực hiện được vấn đề dinh dưỡng và lối sống do tính chất công việc không hạn chế được rượu bia, việc sử dụng các dược chất hỗ trợ là rất cần thiết.Một số thảo dược như diệp hạ châu, nhân trần, actiso, linh chi, bồ bồ là những dược liệu quý cho gan có sẵn trong dân gian được coi là thảo dược hàng đầu cho sức khỏe của lá gan, giúp chăm sóc và bảo vệ gan, giải độc gan. Ngoài ra các thảo dược này tỏ ra rất hữu hiệu với những bệnh gan mạn tính, chi phíphù hợp khi phải sử dụng thường xuyên dài ngày.


Viêm gan siêu vi C có điều trị được không?

Có 1 số câu hỏi được gửi tới hòm thư của Phòng Khám Chuyên Gan 12 Kim Mã, hỏi vè vấn đề dieu tri viem gan sieu vi C.

* Viêm gan siêu vi C type 1 có trị được không? Người thân của tôi năm nay 60 tuổi (nữ), năm 2002 trong 1 lần kiểm tra sức khỏe phát hiện nhiễm siêu vi C. Đến nay qua siêu âm bác sĩ cho biết gan không còn láng mà có dấu hiệu sần sùi. Men gan không cao.

Như vậy bệnh nhân này có trị được không và nếu được điều trị ở đâu?

Trả lời:

1- Có thể điều trị viêm gan siêu vi C

Virus viêm gan C có 6 nhóm (còn được gọi là type) đánh số thứ tự từ 1-6. Trong 6 type này thì type 2-3 là nhẹ nhất, ít bị kháng thuốc và ít bị tái phát; còn type 1 là type dễ bị kháng thuốc, sau điều trị dễ tái phát.

Tuy nhiên virus type 1 vẫn có thể điều trị được vì hiện tại các nhà khoa học đã tìm ra nhóm thuốc mới gọi là nhóm thuốc ức chế men Protease của virus viêm gan C để kết hợp thêm vào phác đồ cổ điển nhằm đem lại hiệu quả điều trị cao hơn cho các trường hợp bị viêm gan siêu vi C type 1.

Tuy nhiên dù tốt thì không phải kết quả lúc nào cũng đạt được 100% như mơ ước của chúng ta.

2- Người thân của bạn phát hiện nhiễm virus viêm gan C từ hơn 10 năm nay. Lẽ ra nếu điều trị sớm hơn, tỉ lệ thành công sẽ cao hơn. Hiện tại thư bạn nói siêu âm đã phát hiện gan bị sần sùi dù men gan không cao. Theo tôi dự đoán, người thân của bạn đã ở giai đoạn viêm gan mãn tính xơ hóa và đang chuyển sang xơ gan giai đoạn đầu.

Nếu chỉ xơ gan giai đoạn đầu hoặc chưa xơ gan thì khi điều trị diệt virus thành công, tình trạng bệnh gan của người thân bạn sẽ cải thiện rõ rệt.

Người thân của bạn cần đi khám bệnh để xem có bệnh khác đi kèm vì đã 60 tuổi rồi và cần làm them một số xét nghiệm khác như: đánh giá chức năng gan, thận, chức năng tuyến giáp trạng, đánh giá chức năng gan, và một số xét nghiệm khác để định type và độ hoạt động của virus, siêu âm kiểm tra lại để chắc chắn chưa bị u gan, từ đó có quyết định lựa chọn phác đồ điều trị và theo dõi thích hợp.

3- Bạn có thể đến phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã để được tư vấn và có kế hoạch theo dõi điều trị thích hợp .


* Tôi bị viêm gan C type 6, đã điều trị theo đúng phác đồ bằng tiêm Pegacid và đã xét nghiệm nhiều lần đều cho kết quả dưới ngưỡng tại viện Pasteur, lần cuối kiểm tra đúng theo phác đồ (12 tháng sau khi chấm dứt tiêm thuốc mũi 48) cách đây đã gần 3 năm.

Tôi xin hỏi viêm gan C type 6 nếu tái phát thường là bao lâu sau khi điều trị mũi 48 để tôi tính toán xet nghiệm lại lần nữa?

Trả lời:

Viêm gan siêu vi C hiện nay đã có thuốc điều trị khỏi với tỷ lệ thành công khoảng 50-70%. Trong số các loại siêu vi C, type 1 khó trị nhất, còn type 6 thì tương đối có diễn tiến tốt hơn.

Nếu bạn đã điều trị đủ 48 tuần và theo dõi sau khi ngưng thuốc 12 tháng mà vẫn có kết quả HCV RNA (-) tức là bạn đã khỏi bệnh rồi. Xin chúc mừng.

Nếu chưa an tâm, khoảng 1 năm sau bạn có thể thử lại lần nữa. Nếu kết quả vẫn âm tính thì không cần kiểm tra lại nữa.


Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Những nghịch lí về dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư

Ung thư hiện nay vẫn đang là một gánh nặng cho toàn cầu. Một căn bệnh nguy hiểm mà khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị.

Hiện nay số lượng người mắc và điều trị ung thư không ngừng gia tăng. Theo số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Ung thư VN, mỗi năm cả nước có thêm khoảng 150.000 ca mắc bệnh mới và 75.000 ca tử vong do ung thư.

Nếu cộng thêm với số bệnh nhân đã mắc tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 240.000 - 250.000 bệnh nhân bị ung thư đang điều trị. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm, do thực phẩm không an toàn, chế độ ăn uống không hợp lý, lối sống không lành mạnh như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá...

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh chống lại bệnh ung thư


Phương pháp chua benh ung thu phổ biến hiện nay là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Các phương thức này có thể làm giảm sự tiến triển của khối u, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh như sụt cân, chán ăn, mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh... Nhiều người lại có suy nghĩ ung thư là bệnh nan y, " vô phương cứu chữa".

Tuy nhiên nếu ung thư được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng cách thì lại có kết quả khả quan. Bên cạnh phương pháp điều trị của bác sĩ bệnh nhân ung thư cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo GS- BS Nguyễn Chấn Hùng - chủ tịch hội Ung thư Việt Nam: Một chế độ ăn đảm bảo các chất đạm, bột đường, chất béo, các vitamin, khoáng chất và nước, cùng với vận động, tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải "cung cấp thêm chất đạm" cho khối u như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến dinh dưỡng với người mắc ung thư

Người mắc bệnh ung thư cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt do họ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao, trong khi khả năng ăn uống lại giảm sút. Chán ăn là biểu hiện hay gặp ở bệnh nhân ung thư do thay đổi tâm sinh lý, do các chất tiết của khối u, của các tế bào miễn dịch và các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể và do những tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị. Khối u còn gây chèn ép, gây đau, có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn.

Những trường hợp phẫu thuật khối u vòm họng, miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, đại trực tràng, hoặc các tuyến tiêu hóa như ung thư gan - mật, tuyến tụy còn làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa và hấp thu bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng còn do một lượng lớn chất dinh dưỡng bị các tế bào ung thư sử dụng, do tăng cường hoạt động của miễn dịch, do rối loạn chuyển hóa và rối loạn hoạt động của các cơ quan, bộ phận của cơ thể, như hệ thần kinh trung ương, tiêu hóa, nội tiết.

Tránh những quan niệm sai lầm về dinh dưỡng khi chăm sóc bệnh nhân ung thư

Dinh dưỡng là vấn đề vô cùng quan trọng trong điều trị ung thư. Cần phải xác định, việc ăn uống đối với bệnh nhân ung thư là không dễ, nhưng không vì thế mà người trong cuộc buông xuôi. Để giải quyết "bài toán khó" này, bệnh nhân cần lưu ý một số điểm quan trọng để có thể xây dựng một chế độ điều trị dinh dưỡng đúng:

1. Bồi bổ quá mức

Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị ung thư, thể chất suy nhược đi nên tích cực bồi bổ. Lại có những bệnh nhân thậm chí trong một thời gian ngắn mà bồi bổ quá lượng các thực phẩm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa.. như vậy là không đúng.

Bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng dạ dày suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này nếu tích cực bồi bổ thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được. Khi chức năng dạ dày bị suy yếu thì sẽ dẫn đến ăn uống kém hơn, dạ dày không kịp hồi phục, hình thành nên chu kỳ ác tính, không có lợi cho sự hồi phục của bệnh nhân. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng việc ăn uống của bệnh nhân ung thư nên thanh đạm và hợp khẩu vị, do điều trị ung thư là cả quá trình lâu dài, việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải từ từ.

2. Giảm bớt ăn uống

Từ lâu nay, có một quan điểm sai lầm luôn tồn tại ở một số bệnh nhân ung thư: ăn uống càng tốt thì sẽ khiến khối u phát triển nhanh, cần phải giảm bớt việc ăn uống, "bỏ đói" khối u.

Tuy nhiên cho đến nay, chưa có chứng minh lâm sàng nào cho thấy hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng phương pháp "bỏ đói khối u". Phân tích cơ chế hoạt động của tế bào ung thư, GS.BS Phạm Duy Hiển, Bệnh viện K, cho biết nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Do vậy, ngay cả khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng.

Bên cạnh đó khi không được nhập thức ăn, bản thân cơ thể cũng lấy protein để tạo năng lượng. Hậu quả là khối nạc cơ thể bị suy giảm nhanh chóng. Điều này tạo nên quá trình "tự thực" - tự lấy đi dưỡng chất của cơ thể, bên cạnh quá trình "xâm thực" cơ thể của các tế bào ung thư. Các cuộc chiến không ngừng trong cơ thể này làm sự chuyển hóa cơ bản của bệnh nhân ung thư tăng rất cao và bệnh nhân sẽ nhanh chóng rơi vào suy mòn nếu không được can thiệp dinh dưỡng hợp lý.

3. Chế độ ăn uống vô phương

Rất nhiều bệnh nhân do lo lắng sau khi ăn uống khối u sẽ tái phát nên "đi lệch phương hướng", chế độ ăn uống vô phương.

Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh, "tác nhân gây bệnh" chủ yếu do hàm lượng chất kích thích chứa trong thức ăn, protein biến thể, histamin và các chất khác gây tái phát bệnh cũ, dị ứng da...

Hiện nay y học hiện đại nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa có chứng minh nào về căn cứ chính xác cho cái gọi là " chất tác nhân" nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự tái phát ung thư. Và trong một số chất tác nhân có chứa hàm lượng protein, chất khoáng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Các kiến nghị đưa ra rằng bệnh nhân ung thư không nên có "chế độ ăn uống" vô phương hướng.

Cái gọi là "chế độ ăn uống" ở đây chính là căn cứ vào các loại bệnh khác nhau và tình trạng ăn uống hợp lý. Ví dụ, bệnh nhân ung thư gan không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, thực phẩm hun khói; bệnh nhân ung thư thực quản nên tránh ăn thực phẩm thô, tránh thức ăn mốc; bệnh nhân bị cổ chướng nên hạn chế muối và nước; bệnh nhân bị tiểu cầu thấp, có hiện tượng chảy máu nhiều cần chú ý các loại thuốc và thực phẩm giúp lưu thông máu; bệnh nhân sau khi hóa trị có hiện tượng tiêu chảy cần chú ý ăn các thực phẩm thô xơ nhiều hơn một chút...


Các loại rau quả tươi rất tốt cho người bị bệnh ung thư

Người mắc ung thư nên ăn và không nên ăn gì?

Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về chế độ ăn uống vì điều này phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn của bệnh, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên tắc chung là chọn thực phẩm dễ tiêu, hợp khẩu vị, chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa nhằm bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để duy trì được cân nặng và khối cơ bắp.

Do khả năng tiêu hóa và hấp thu cao hơn vào ban ngày, nên cần tăng lượng ăn vào buổi sáng và trưa, hơn là vào buổi tối. Khẩu phần cần tăng protein so với bình thường, trứng, cá, thịt gà, vịt là những nguồn cung cấp protein tốt cho bệnh nhân ung thư. Cũng cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Không bổ sung các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, Selen dưới dạng thuốc vì các thuốc này thường làm giảm khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Cũng không nên dùng vitamin B12. Để bù nước do thay đổi mức chuyển hóa trong cơ thể, cũng như để làm giảm tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư, người bệnh cần uống đủ nước.

Trong một số trường hợp, nếu người bệnh hoặc do khối u chèn ép, hoặc do tâm lý... không thể ăn bình thường, có thể áp dụng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sông hoặc bằng đường tĩnh mạch. Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.

Trong giai đoạn bệnh đã ổn định, chế độ ăn vẫn cần được cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để bảo đảm nâng cao sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng. Cần ăn nhiều hoa quả, nhất là đu đủ, dứa, tỏi, rau xanh. Ngoài ra cũng có thể sử dụng vitamin tổng hợp hoặc chất khoáng hằng ngày với liều nhỏ. Cũng như trong dự phòng và quá trình điều trị ung thư, nên chế biến thực phẩm bằng phương pháp luộc, hấp nhỏ lửa, không dùng các cách chế biến như nướng, hun khói, rán, tẩm ướp đường vào thịt khi chế biến. Hạn chế ăn thịt, nhất là thịt màu đỏ (thịt trâu, bò, ngựa v.v...), thịt nguội và đồ hộp. Cần từ bỏ thói quen uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá và tăng cường hoạt động thể lực.


Một số loại dưỡng chất cần đảm bảo trong bữa ăn

Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm sẽ có lợi hơn cho sức khoẻ. Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm...từ các loại thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò... Các loại tôm, cua, cá, nhuyễn thể và hải sản cũng là nguồn cung cấp các acid amin và vi chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể.

Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản cũng là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỉ lệ bệnh ung thư.

Chất béo (Lipid): Là chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Do đó trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo quản trong điều kiện lạnh, hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản. Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.


Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa sim

Một số bài thuốc chữa bệnh được bào chế từ cây hoa sim



Công dụng, chỉ định và phối hợp của cây sim như sau:

1. Rễ được dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, viêm gan, lỵ, phong thấp đau nhức khớp, lưng cơ đau mỏi, tử cung xuất huyết theo công năng, thoát giáng, dùng ngoài trị bỏng. Liều dùng 15-30g, sắc uống.

2. Lá được dùng trị viêm dạ dày ruột cấp tính, ăn uống không tiêu; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết. Liều dùng lá khô 15-30g, dạng thuốc sắc.

3. Quả dùng trị thiếu máu khi thai nghén, yếu ốm sau khi có bệnh, thần kinh suy nhược, tai điếc, di tinh. Liều dùng 10-15g quả khô, đun sôi lấy nước uống.

Lá non của sim đắp làm liền da và cầm máu. Búp sim sắc uống trị ỉa chảy hoặc đi lỵ và rửa vết thương, vết loét. Rễ cũng dùng sắc uống trị đau tim. Quả sim chín làm rượu bổ.

Ðơn thuốc:

1. Thiếu máu, yếu ốm, suy nhược thần kinh: quả sim 15g, kê huyết đằng 15g, hà thủ ô 15g. Sắc nước uống.

2. Điều trị viêm gan cấp và mạn, chứng gan to: rễ sim 30g, rễ bùm họp 15g, rễ muồng truông khô 30g. Sắc nước uống.

3. Tiêu chảy, lỵ: búp non hoặc nụ hoa sim 8-16g tán bột hoặc sắc uống. Ta thường dùng bột lá sim và cao gỗ vang dập viên điều trị tiêu chảy.

Như đã nêu ở trên, một số bộ phận của cây sim trị viêm dạ dày ruột cấp tính, tiêu chảy, lỵ… Bạn hỏi về “bệnh đại tràng mãn tính” thì có nhiều nguyên nhân, cần phải tìm nguyên nhân rồi điều trị cho phù hợp.