Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Thật khó tin về mỹ phẩm sử dụng tế bào gốc

Thị trường mỹ phẩm chăm sóc da đang xuất hiện rầm rộ, nhiều dòng mỹ phẩm được giới thiệu có thành phần tế bào gốc giúp trẻ hoá da, giảm nếp nhăn, mờ vết thâm, vết nám với giá bán đắt đỏ. Thực hư ra sao?



Thị trường đồ dùng chăm sóc da đang xuất hiện rầm rộ nhiều dòng mỹ phẩm tế bào gốc


Chưa có quy trình điều trị thật sự

GS.TS Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á cho biết khoa học đã chứng minh tế bào gốc có thể biệt hoá thành tất cả các tế bào và nội tạng trong cơ thể. Rất nhiều lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thẩm mỹ và mỹ phẩm, đã lợi dụng khả năng to lớn đó của nó để quảng cáo. Tuy nhiên, đến nay những ứng dụng của tế bào gốc vẫn trong vòng thí nghiệm chứ chưa có một quy trình điều trị thật sự cho bệnh nhân. “Kích thước của tế bào gốc khoảng 15 – 20 micromet nên không thể thâm nhập qua da. Hơn nữa nguồn tế bào gốc nếu có trong mỹ phẩm hoàn toàn khác với cấu trúc tế bào của người sử dụng, do vậy sẽ xảy ra phản ứng đào thải tế bào lạ và gây ra phản ứng viêm hoặc dị ứng khi sử dụng”, GS Thuận nói.

BS Võ Thị Bạch Sương, giảng viên bộ môn da liễu đại học Y dược TP.HCM cho biết, tế bào gốc hứa hẹn nhiều tiềm năng cho những nghiên cứu trên sức khoẻ con người nên được xem là vấn đề nóng. Tuy nhiên, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc “để” tế bào gốc trong mỹ phẩm. Việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc rồi bảo quản nó liên tục ở môi trường nuôi thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc làm công phu, phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp. “Thành ra tế bào gốc không thể “sống” nổi trong kem dưỡng, mặt nạ... từ ngày này qua tháng khác trong điều kiện thường mở ra, đóng lại”, BS Sương nói.

Mất tiền thật, công dụng ảo

Cũng theo BS Sương, có những mỹ phẩm được giới thiệu sản xuất theo “ứng dụng công nghệ tế bào gốc”, nghĩa là không chứa tế bào gốc trong thành phẩm nhưng chứa các yếu tố nuôi dưỡng, phát triển tế bào thông qua các dịch nuôi. Lớp sừng của da đóng vai trò rào cản, giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường, đây là thách thức cho các mỹ phẩm chăm sóc da. Các dịch nuôi tế bào gốc có thể tốt cho tế bào nhưng khả năng vượt nổi lớp sừng để thể hiện điều đó thì không dễ. Tại Việt Nam cũng có các mỹ phẩm được sản xuất theo công nghệ tế bào gốc, với thành phần ghi trên bao bì có chứa axít hyaluronic, collagen... Axít hyaluronic nằm trong chất nền ngoại bào, giúp da tăng cường độ ẩm do có tính thu hút nước. Việc bổ sung chất này giúp cải thiện tình trạng da lão hoá và an toàn khi sử dụng. “Tuy nhiên, axít hyaluronic cũng có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác chứ không riêng ở các mỹ phẩm có liên quan đến công nghệ tế bào gốc”, BS Sương lưu ý.

Theo GS Thuận, tế bào gốc và những chất có nguồn gốc tế bào gốc đã bị cấm dùng trong sản phẩm làm đẹp tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... “Mỹ phẩm công nghệ tế bào gốc của Việt Nam có lẽ sử dụng những chất kích thích sự tăng trưởng của tế bào sợi. Tuy nhiên đây là những men phản ứng của tế bào, vì vậy việc có thể bảo quản trong một lọ mỹ phẩm thông thường là điều không tưởng”, GS Thuận nói.

Xem thêm: tế bào gốc chữa bệnh gan | cấy ghép tế bào gốc | cach dieu tri ung thu gan

Giải pháp san bằng sẹo rỗ bằng công nghệ tế bào gốc

Sẹo rỗ từ trước đến nay được coi là loại sẹo khó trị nhất và ít người quan tâm tới việc xoá lại sẹo này nhất là nam giới vì họ nghĩ không có cách chữa trị đem lại kết quả họ mong đợi.

Trái với suy nghĩ đó, hiện nay có rất nhiều công nghệ trị sẹo rỗ hiệu quả, tuỳ từng loại sẹo và cơ địa của mỗi người mà lựa chọn phương pháp thích hợp. Cách tốt nhất là bạn nên chọn một trung tâm thẩm mỹ có đủ các công nghệ trị sẹo rỗ và bác sỹ tư vấn hiểu rõ tình trạng da của bạn thích hợp với loại trị liệu nào.

Tại Mimi Clinic&Spa chúng tôi có đủ các công nghệ xoá sẹo rỗ phổ biến và tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay là RF, IR, tế bào gốc, Tế bào gốc tự thân. Hiểu được loại sẹo, làm da của quý khách và có nhiều công nghệ lựa chọn đáp ứng cho nhiều trường hợp, Mimi Clinic&Spa đảm bảo xoá sẹo rỗ thành công cho mọi khách hàng. Rất nhiều khách hàng vô cùng hạnh phúc khi những vết sẹo rỗ đã tồn trên mặt nhiều năm do mụn trứng cá hay bỏng dạ (ngoài Bắc thường gọi là Thuỷ Đậu) hoàn toàn biến mất, thay vào đó là khuôn mặt láng mịn.

Để mình chứng cho những thành công trị sẹo gỗ bằng công nghệ  tế bào gốc: "Ngô Thanh Vân rất hài lòng vì toà bộ sẹo rỗ do mụn trứng cá để lại hơn 10 năm trước được xoá sạch sau đúng 1 lần trị liệu bằng Tế Bào Gốc Sống Thuỵ Sỹ tại Mimi"




Nguyên nhân và các loại sẹo rỗ

Hai nguyên nhân phổ biến của sẹo rỗ là mụn trứng cá và trái dạ (đậu mùa).

Sẹo rỗ do mụn trứng cá bọc

Dạng Sẹo lõm này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2-5mm). Mật độ sẹo không cố định, tùy theo từng trường hợp, tuy nhiên thường xuất hiện ở trán, 2 bên má và mũi (nơi trứng cá bọc thường xuất hiện). Sẹo lõm do mụn trứng cá bọc để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.

Sẹo rỗ do mụn đầu đen (sẹo rỗ)

Sẹo rỗ có diện tích bề mặt rất nhỏ (như đầu tăm) nhưng ăn rất sâu dưới da. Sẹo rỗ thường hiện diện ở 2 bên má và cánh mũi nhưng cũng có nhiều trường hợp sẹo xuất hiện với mật độ dầy đặc (có người gần như cả bề mặt da mặt, mỗi lỗ chân lông là một vết sẹo rỗ). Chính mật độ dầy đặc này làm cho kết cấu da xung quanh phải thích ứng, bảo vệ da bằng cách tự làm dầy lên để đảm bảo độ vững chắc và bao phủ làn da. Vì vậy, những người có sẹo rỗ cũng sở hữu làn da dầy bì, thô nhám.

Sẹo rỗ do bệnh phỏng rạ (thủy đậu)

Loại này có bề mặt rộng hơn do trứng cá bọc để lại (3-8mm) nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự lành.



Các phương pháp trị sẹo rỗ

Tất cả các phương pháp trị sẹp rỗ đều hoạt động theo các nguyên lý kích hoạt sự tái tạo của chuỗi dàn hồi collagen và elastin, khiến chúng sắp xếp trùng khít, tái tạo làn da mới mịn màng.

1. Xoá sẹo rỗ bằng Tế Bào Gốc Sống

Tế Bào Gốc Sống tại Mimi Clinic&Spa được nhập từ Thuỵ Sỹ là loại tế bào gốc cao cấp được chiết xuất từ nhau thai chứa đựng đầy đủ các thành phần tự nhiên để tái tạo những tế bào mới thực sự khoẻ mạnh. Được lưu trữ trong hệ thống lạnh.

Lăn kim sẽ làm tổn thương bề mặt vùng da có sẹo mụn, kích thích sản sinh tế bào thượng bì, elastine và sợi collagen để làm đầy vết sẹo lõm. Việc kết hợp giữa lăn kim và tế bào gốc sống vào sẽ đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới từ 30-50 lần so với lăn kim thông thường. Các tế bào mới được sản sinh và nhân rộng từ tế bào gốc sống này sẽ tái tạo một làn ra mới khoẻ mạnh. Phương pháp xoá sẹo rỗ này không chỉ xoá được sẹo rỗ mà còn khắc phục hoàn toàn tình trạng da bị xạm, nám, tàn hang, nếp nhăn, mụn.

2. Xoá sẹo rỗ bằng Tế Bào Gốc Tự Thân

Tế bào gốc tự thân còn có tên gọi là PRP (Platelet-rich plasma). Phương pháp này cũng tương tự như Tế bào gốc sống nhưng loại Tế bào gốctế bào của chính người trị liệu được tách ra từ máu. Vì là Tế bào gốc tự thân nên sẽ tránh được những trường hợp không tương thích khi dùng Tế bào gốc ngoại nhân.

Người điều trị sẽ được lấy máu sau đó chuyển sang phòng thí nghiệm tách tế bào gốc, thời gian tách tế bào gốc mất khoảng từ 4-8 tiếng. Việc tách tế bào gốc từ máu đòi hỏi hệ thống phòng thí nghiệm vô cùng hiện đại với vốn đầu tư rất lớn. Mimi Clinic&Spa đã xây dựng Trung tâm nghiên cứu và lưu trữ tế bào gốc từ năm 2009 với vốn đầu tư hơn 300 tỷ.

Hai phương pháp tế bào gốc này đem lại kết quả rất nhanh, hiệu quả cao nhưng cũng đòi hỏi chi phí cao vì tính chất của Tế bào gốc sống là hàng quý hiếm, đòi hỏi lưu trữ trong hệ thống đông lạnh cực kỳ hiện đại.



Mỹ phẩm tế bào gốc có giá rất đắt đỏ

Giá mua những loại mỹ phẩm từ tế bào gốc rất đắt đỏ, vì vậy mỹ phẩm tế bào gốc hay còn gọi là: Mỹ phẩm "nhà giàu"

Chị Đỗ Hoàng Quyên (Hưng Yên) - nhân viên văn phòng tại một tòa soạn trên phố Vọng (Hà Nội) vừa hoàn thành kế hoạch sinh con - nghe theo lời bạn bè ngay lập tức tìm đến mỹ phẩm từ tế bào gốc để làm đẹp. Thời gian hành chính phải làm, sau đó phải về nhà chăm con nên chị chọn hình thức mua qua mạng. Chị chia sẻ: “da mình bị rám, sau thời gian điều trị chàm, trên mặt lỗ chỗ thô ráp. Nghe bạn bè nói tế bào gốc cải thiện được vấn đề này. Mình hỏi mấy cửa hàng trên mạng, thôi thì đủ thứ loại. Họ bảo mình không cần đến, gọi là có hàng”.

Tuy nhiên, chị Quyên nhận xét, giá các loại sản phẩm này tương đối đắt. Chẳng hạn, được quảng cáo là chăm sóc da, nuôi dưỡng da, chống lão hoá, tăng sức đề kháng; đặc biệt, hỗ trợ chăm sóc sau điều trị mụn trứng cá, nám da, các tổn thương trên da... như chị thì giá khoảng 1,5 triệu đồng/hộp, hộp 14 tuýp, mỗi tuýp 1ml. Không đành chi ngót nửa tháng lương cho một hộp mỹ phẩm, chị Quyên tìm đến các sản phẩm rẻ hơn. Chị cho biết: “Rẻ nhất là miếng đắp mặt. Được tiếp thị là công nghệ đỉnh cao chỉ trên 300.000 đồng”. “Đắp 1 miếng đắp mặt bằng cả hộp sữa cho con, tác dụng 1 lần thì chẳng biết là có đi được đến đâu”.

Sang tuổi 30, chuẩn bị lấy chồng nên Huỳnh Thị Thanh Vân (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) tìm ngay đến mỹ phẩm tế bào gốc để cải thiện tình hình da mặt. Vân nói: “Mình được chào mời một loại kem quảng cáo là của Hàn Quốc, tế bào gốc nhân sâm có giá khoảng 5 triệu đồng với trọng lượng chỉ 35ml”.


Nhiều chị em chi tiền triệu để mua sản phẩm được quảng cáo là chiết xuất từ tế bào gốc để làm đẹp.


Là tiểu thư một “đại gia” trên phố Hàng Tre nhưng Tiên lại có nước da ngăm đen mà bạn bè vẫn thường trêu trọc là “cà phê nước hai”. Ngay sau khi có thông tin dùng công nghệ tế bào gốc làm da trắng, Tiên đã xin bố mẹ hỗ trợ tiền để thực hiện ước muốn bấy lâu. Tiên kể, sau 6 lần tới thẩm mỹ viện, tình trạng da đã cải thiện đôi chút nhưng số tiền phải chi đã trên 200 triệu. Mà Tiên còn phải 3 lần làm trắng bằng liệu pháp nữa.

Trước tình trạng nhiều người đổ xô theo phong trào sử dụng mỹ phẩm tế bào gốc, một chuyên gia trong ngành mỹ phẩm khuyến cáo: “Những sản phẩm làm đẹp được quảng cáo là có chứa chiết xuất từ tế bào gốc thực ra không có nguồn gốc từ con người. Nên lưu ý sự mập mờ này. Sự thật đó là tế bào gốc của thực vật. Ví dụ tại Anh, có thể khẳng định rằng, các sản phẩm chống lão hóa, chống nhăn, làm đẹp... không chứa tế bào gốc của người. Thực chất, trong sản phẩm dưỡng da, công ty mỹ phẩm vẫn sử dụng các chất được chiết xuất từ axít amin và các protein hay các tế bào gốc thực... Như vậy, nếu hãng mỹ phẩm nói họ sắp công bố một sản phẩm chiết xuất từ tế bào gốc, cần đọc kỹ phần sau để biết đó là loại tế bào gì”.

Một bác sĩ da liễu tại Hà Nội góp ý: “Không phải ai cũng thích hợp với phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc. Người dùng phải chú ý đến mục đích sử dụng đúng chỉ định tế bào gốc và căn cứ theo tình trạng da (tế bào gốc có tác dụng làm tươi da, căng da nhưng không xoá hoàn toàn được vết nhăn, làm đầy sẹo lõm, trắng da). Nên sử dụng đúng thời gian chỉ định để đạt hiệu quả. Hạn chế sử dụng công nghệ khác tương tác gây ảnh hưởng ngược lại lên tế bào gốc.

Mua rủi vào người

Trong một “rừng sản phẩm” mang tên “mỹ phẩm tế bào gốc” hiện nay, có đến 99% là lừa đảo. Theo thông tin từ Bộ Y tế, cơ quan này chưa từng cấp phép lưu hành cho bất kỳ loại mỹ phẩm nào được đăng ký là mỹ phẩm tế bào gốc đến thời điểm hiện nay.

Theo các chuyên gia, những sản phẩm làm đẹp được quảng cáo là có chứa chiết xuất từ tế bào gốc thực ra không có nguồn gốc từ con người (ảnh minh họa)

Một bác sĩ là giảng viên bộ môn Da liễu, Đại học Y dược TP.HCM, khuyến cáo, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc đưa tế bào gốc vào mỹ phẩm. Bởi việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc, rồi bảo quản, nuôi cấy thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp, không phải đơn vị nào cũng thực hiện được. Nhiều loại mỹ phẩm tế bào gốc được quảng cáo rất “kêu” với thành phần acid hyaluronic, collagen, acid hyaluronic... được lấy từ màng treo dây rốn thai nhi sau khi sinh và dịch tiết nuôi cấy tế bào gốc được dùng làm mỹ phẩm. Thật ra, cũng chỉ chứa các loại enzyme và peptide quen thuộc được “thay tên đổi họ” để làm giá cao hơn.

Nhiều nước trên thế giới có ngành sinh học, y học tái tạo phát triển như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều không cho phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do lo ngại việc sử dụng tế bào gốc của con người làm mỹ phẩm làm tăng các mối lo ngại về sự an toàn như có thế chứa các mầm mống gây bệnh nan y như HIV, viêm gan...Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định, hiện các cơ quan chức năng không cấp phép lưu hành mỹ phẩm tế bào gốc do quy định tất cả các thành phần, sản phẩm có nguồn gốc từ những hệ, cơ quan của con người không được phép sử dụng trong mỹ phẩm.

Thạc sĩ Phan Kim Ngọc, Trưởng phòng Thí nghiệm tế bào gốc Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia) cho biết: “Tôi chưa ghi nhận được công bố khoa học nào của Việt Nam về việc tìm ra các chất kích hoạt trực tiếp tế bào gốc trong da người mà có nguồn gốc thu nhận từ thực vật. Vấn đề ở đây là nguồn gốc các mỹ phẩm phải rõ ràng, được các cơ quan chức năng kiểm định, đồng thời quảng cáo phải đúng”. Rất ít khách hàng biết được rõ ràng nguồn gốc thật sự là được chiết xuất từ thực vật, động vật hay nhau thai.Theo tiến sĩ Nguyễn Lai Thành, Chủ nhiệm bộ môn Tế bào, mô phôi và lý sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội, bất cứ một phương pháp nào, kể cả trong trị bệnh không lớn thì nhỏ cũng có rủi ro. Cũng như uống vitamin nếu quá liều, không đúng lúc cũng dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Nếu chúng ta có đủ khả năng để duy trì một cuộc sống bình thường thì tại sao chúng ta phải mua thêm rủi ro vào người cho dù tỉ lệ nhỏ. Rủi ro này không ai có thể lường được, vừa mất tiền lại mang thêm hậu quả cho mình. Nó không đảm bảo 100% an toàn thì chỉ khi hãn hữu, không thể không dùng mới nên sử dụng nó.

Tế bào gốc điều trị vô sinh nam

Tại Hội thảo “Nam khoa và vấn đề vô sinh nam giới” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức ngày 23/4, Học viện Quân y đã công bố ứng dụng công nghệ nuôi cấy, biệt hóa tế bào gốc sinh tinh để điều trị vô sinh nam.

Theo GS-TS Nguyễn Đình Tảo, Học viện Quân y, đây là lần đầu tiên Việt Nam ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào gốc trong lĩnh vực điều trị vô sinh. Kết quả này còn có thể áp dụng trong điều trị cho các bệnh nhân nam sau điều trị bằng hóa chất, tia xạ.

GS-TS Tảo cho biết, tỷ lệ vô sinh nam tại Việt Nam chiếm khoảng 40% trong tổng số vô sinh nói chung, trong đó nguyên nhân không có tinh trùng chiếm một tỷ lệ đáng kể và là nguyên nhân khó điều trị. Cấy ghép tế bào gốc dòng tinh là phương pháp điều trị có nhiều triển vọng trong tương lai cho các bệnh nhân trên. Kết quả bước đầu cho thấy tế bào gốc sinh tinh phát triển trong môi trường nuôi cấy. Chất lượng loại tế bào này còn tiếp tục được nghiên cứu.

Sai lầm lớn nhất của y học trong chữa bệnh bằng tế bào gốc

Sáu năm trước, tạp chí khoa học có uy tín Science đã công nhận tế bào gốc như thành tựu khoa học xuất sắc nhất. Nhưng những nghiên cứu mới nhất lại chứng minh các nhà khoa học đã lạc quan thái quá.

Bất chấp những khoản đầu tư khổng lồ dành cho nghiên cứu và ứng dụng, tế bào gốc có thể chứng tỏ một dạng vật liệu vô dụng. Theo đánh giá của tiến sĩ Orly Lacham-Kaplan thuộc Phòng thí nghiệm tế bào gốc và miễn dịch học Monash, Australia, tối thiểu cũng cần khoảng mười năm trước khi biết được liệu tế bào gốc có thể áp dụng an toàn với con người.

Mầm ung thư gốc

Tế bào gốc là hy vọng vô cùng lớn của nền y học, bởi nó có thể hóa thân thành bất cứ tế bào nào của cơ thể. Về mặt lý thuyết, tất cả đều có thể xuất hiện từ tế bào gốc: từ tế bào trứng, xương mới, mao mạch và gan, đến tế bào não bộ.

Tiếc rằng, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy, chính tế bào gốc là thủ phạm sinh ra đủ loại ung thư, nhất là ung thư não đang xuất hiện nhiều ở trẻ em. Các khối u ở vú có thể phát triển và lan sang các bộ phận khác chỉ trong trường hợp có sự trợ giúp của hệ mao mạch và "giàn giáo" - sản phẩm của tế bào gốc. Như phát hiện mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia, Mỹ, từ tế bào tuỷ sống khuyết tật không chỉ phát sinh bệnh ung thư máu, mà cả ung thư dạ dày.

"Chúng ta buộc phải thay đổi quan điểm truyền thống về sự phát triển của tất cả các bệnh ung thư. Thay vì chỉ tiêu diệt tế bào ung thư, cần phải tiêu diệt cả tế bào gốc" - giáo sư Timothy Wang, chủ nhiệm chương trình nghiên cứu, khẳng định.

Những bệnh nhân đã được cấy ghép tuỷ xương của người khác biết rất rõ mối nguy hiểm của việc sử dụng tế bào lạ. Nó mang theo phần đáng kể hệ miễn dịch - nhân tố thay vì góp phần điều trị người nhận, lại tấn công tế bào thân chủ (gọi là phản ứng chống lại cơ thể lạ).

Người ta cũng đã biết ở đối tượng được cấy ghép toàn tế bào máu gốc, thường hay bị các biến chứng nguy hiểm như: rối loạn tính dục và cứng cơ sườn. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết vì sao lại có hiện tượng như vậy, dường như chưa ai tiên đoán được hậu quả tai hại của việc sử dụng tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Sinh sản đơn tính những khuyết tật

Vấn đề nan giải nhất của các nhà nghiên cứu hiện nay là tìm kiếm nguồn phôi tế bào gốc. Việc lấy chúng từ phôi xuất hiện nhờ thụ tinh trong ống nghiệm bị các nhà đạo đức sinh học lên án và bị cấm ở nhiều quốc gia.

Các nhà khoa học thuộc Viện Roslin, Scotland, nơi đã nhân bản con cừu Dolly, công bố cách đây không lâu rằng họ đã có được sáu phôi con người từ tế bào trứng bằng phương pháp sinh sản đơn tính.

Hiện tượng này thường thấy trong tự nhiên ở một số sinh vật, trong đó có ong, kiến, tôm, thạch sùng, và thậm chí gà tây. Thế nhưng đối với động vật có vú, đó là vấn đề hoàn toàn phi tự nhiên - người ta bắt tế bào trứng phải tự mình "thụ tinh" với sự trợ giúp của sóng điện hoặc các nguyên tố hóa hóa học.

Thế nên, theo số đông giới khoa học, tế bào gốc xuất hiện bằng phương pháp sinh sản đơn tính không thể là phôi thực thụ, bởi từ nó sẽ không phát triển ra bất cứ cơ thể nào.

Hiện tượng phôi người được sản xuất nhờ nhân bản hay sinh sản đơn tính chỉ duy trì sự tồn tại trong thời gian vài ba ngày có thể là tín hiệu báo động bị nhiều nhà nghiên cứu bỏ qua.

Giáo sư Richard Doerflinger, đại diện Liên minh Giáo chủ Công giáo, thì cho rằng những rối loạn phát triển thường xuất hiện do những khuyết tật di truyền. Những phôi trên có thể là những sinh linh mắc bệnh nghiêm trọng - những chủ thể đã được người ta tạo ra hoàn toàn không cần thiết.

Theo số liệu thống kê khác, trung bình, cứ bốn động vật đến nay nhân bản thành công, có một là nạn nhân của đủ chứng bệnh, trong đó có phát phì, tiểu đường, hen suyễn, bệnh xơ gan, khuyết tật tim và thận.

Bài học khiêm tốn

Năm 2001, khi các nhà nghiên cứu đọc được toàn bộ bản đồ gene con người, không ít nhà tương lai học khẳng định rằng chúng ta đã khám phá ra bí mật lớn nhất của tạo hóa- cơ thể chúng ta xuất hiện và phát triển thế nào. Trong vòng vài ba năm, liệu pháp gene cho phép điều trị vô số chứng bệnh, thế nhưng đa số các thử nghiệm đều thất bại.

"Thực tế ngày càng chứng tỏ rằng sự phát triển của cơ thể con người chịu tác động của nhiều yếu tố ngoài gene, mà khoa học vẫn chưa hề biết đến", tiến sĩ Ian Stewart và Jack Cohen, tác giả cuốn sách Sự bẻ gãy hỗn loạn, khẳng định.

Với trường hợp tế bào gốc, tạo hóa một lần nữa dạy cho các nhà khoa học bài học về sự khiêm tốn - đừng tưởng đã tìm ra cách đánh lừa tạo hóa

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Bài thuốc chữa ung thư gan giai đoạn cuối???

Số người mắc bệnh ung thư gan hiện nay chiếm 1/3 tỷ lệ người mắc bệnh ung thư trên toàn thế giới. Nên vấn đề thắc mắc về nguyên nhân và cách điều trị ung thư gan đang trở lên cấp thiết. Có một bạn mẹ bị mắc chứng bệnh ung thư gan có đưa ra câu hỏi:
"Mẹ tôi bị ung thư gan trên nền bệnh xơ gan giai đoạn cuối, với triệu chứng bụng trướng chân phù, da vàng mắt vàng, sức khỏe yếu. Có ai biết có bài thuốc nam hay thuốc đông y nào có thể chữa trị hoặc kéo dài đuợc bệnh này ko?"

Và cũng đã nhận được rất nhiều sự trợ giúp và các cach dieu tri ung thu gan có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Đây là câu trả lời mà được nhiều bạn đọc ủng hộ nhất:

Gửi bạn tham khảo bài thuốc chữa bệnh ung thư gan với triệu chứng gan to, cứng, nôn, tiêu chảy, sốt, ra mồ hôi... do can khí trệ, huyết ứ, can vị bất hòa.
Điều trị: Sơ can, lý khí, hoạt huyết, hóa ứ kiêm dưỡng âm, thanh nhiệt.
Bài thuốc: Dùng bài Sài hồ sơ can tán gia giảm:
SàI hồ 8g, Bạch thược 12g, Chỉ sác 8g,
Trích thảo 4g, Xuyên khung 8g, Hương phụ 8g, Mẫu lệ 20g,
Sinh địa 16g.
Gia giảm: Sườn đau tức nhiều: Thêm Đan sâm, Tam lăng, Nga truật, Địa miết trùng mỗi vị 5g để hoạt huyết, hóa ứ.
Bụng đầy, táo bón, rêu vàng, mạch Hoạt thêm: Sinh đại hoàng 6g, Chỉ thực 5g, Hậu phác 5g.
Nhiệt độc thịnh, (sốt, miệng đắng, ra mồ hôi, bứt rứt, tiểu đỏ, mạch Huyền Sác thêm Đơn bì 5g, Chi tử 3g, Long đởm thảo 4g, Thanh đại 5g.
Khí trệ nặng (ngực sườn tức đau, đầy, rêu trắng, mạch Huyền) thêm Uất kim, Diên hồ sách, Thanh bì Trần bì, Mộc hương. Âm hư thêm Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Địa cốt bì :mỗi vị 6 g
Sắc uống ngày 1 thang .


Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Tế bào gốc chiết tách từ mỡ bụng chữa khỏi thoái hóa khớp

Cả 2 bệnh nhân nữ ở Hà Nội mắc bệnh khớp, không đi lại được, thậm chí liên tục dùng thuốc giảm đau nhưng vẫn không ngủ được. Thế nhưng nhờ tiêm tế bào gốc chiết tách từ mỡ bụng mà sau một tháng cả hai đã có thể đi lại mà không đau đớn.



Thoái hoá khớp là một bệnh lý phổ biển ở nước ta


Lần đầu tại Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chữa thành công cho hai bệnh nhân bị thoái hóa khớp nghiêm trọng từ tế bào gốc được tách chiết từ mỡ bụng của chính bệnh nhân.

Phó giáo sư Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong đó một người đã trên 80 tuổi, người còn lại cũng đã ngoài 60. Cả hai đều bị thoái hóa khớp gối rất nặng, dù điều trị nội khoa, cả đông – tây y kết hợp nhưng đều không có tác dụng. Bệnh nhân đi lại vô cùng khó khăn, đau đớn, thậm chí phải dùng thuốc mới có thể ngủ được.

Vì thế, các bác sĩ quyết định sử dụng tế bào gốc để điều trị cho bệnh nhân. Một lượng nhỏ mỡ bụng lấy từ chính người bệnh được tách triết tế bào gốc, sau đó tiêm thẳng vào khớp gối bị thoái hóa. Khi đó tế bào gốc có nhiệm vụ tái tạo, làm trẻ hóa tế bào, giúp giảm tình trạng thoái hóa. Bệnh nhân chỉ phải tiêm tế bào gốc một lần duy nhất.

“Sau khi được tiêm cả hai bệnh nhân đều tiến triển tốt. Sau một tuần thì đỡ đau và sau một tháng thì đã đi lại bình thường, không còn đau đớn”, tiến sĩ Khoa cho biết.

Cũng theo ông thì điều trị bằng tế bào gốc tự thân không phải hiếm ở Việt Nam. Thực tế đã có nhiều ca được điều trị bằng cách lấy tế bào gốc từ tủy xương, máu cuống rốn… Nhưng đây là lần đầu tế bào gốc được tách chiết thành công từ mỡ bụng. Cách làm này đơn giản, an toàn lại hiệu quả vì trong mỡ bụng có tế bào gốc cao hơn gấp ngàn lần ở những nơi khác.

Thoái hoá khớp là bệnh lý rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Vì thế, sự thành công trong điều trị hai ca bệnh này mang lại một hướng điều trị mới cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, chi phí điều trị bằng phương pháp này khá đắt (khoảng 70 triệu) vì thế nó không khuyến khích cho tất cả những bệnh nhân thoái hóa khớp. Những bệnh bị nặng, điều trị nội khoa không hiệu quả mới ưu tiên áp dụng.

Tế bào gốc lấy từ mỡ bụng tự thân không chỉ ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp, mà còn được ứng dụng trong nhiều bệnh khác như đái tháo đường, lupus ban đỏ, thẩm mỹ nâng ngực… Sắp tới, chúng tôi sẽ lần lượt ứng dụng kỹ thuật mới này để điều trị các bệnh lý trên”, tiến sĩ Khoa nói.

Sử dụng tế bào gốc cho người rụng tóc

Tóc rụng nhiều từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và nó được coi như một loại bệnh nếu tóc rụng trên 100 sợi một ngày. Y học cổ truyền cũng đã có không ít những bài thuốc chữa rụng tóc cho cả nam lẫn nữ. Nhưng đó mới chỉ là những giải pháp tạm thời, ít có hiệu quả lâu dài.

Rụng tóc bệnh lý có thể chia làm 3 loại: rụng tóc lan tỏa, hói đầu, và rụng tóc từng mảng. Nguyên nhân gây rụng tóc chủ yếu là do nội tiết. Các nhóm người mắc phải gồm phụ nữ sau sinh, nam giới... đặc biệt là tình trạng hói đầu của nam giới ở độ tuổi 40 trở lên. Các nang tóc dần nhỏ hơn, giai đoạn mọc tóc ngắn đi và thoái hóa của tóc dài ra. Hậu quả là tóc trở nên mỏng và ngắn hơn, nhiều nang sinh tóc không còn chồi tóc tạo thành bờ chân tóc dạng chữ M, tóc thưa hơn ở phần đỉnh đầu. Kiểu rụng tóc này chỉ xảy ra ở phần trước và phần trên của tóc, vì đây là nơi các nang tóc nhạy cảm nhất với hoóc môn.

Các chuyên gia nghiên cứu đến từ trường Đại học Yale, Mỹ đã phát hiện ra nguồn gốc của những dấu hiệu thúc đẩy quá trình tái tạo nang tóc, kích thích tóc phát triển, hình thành những sợi tóc mới đó chính là tế bào gốc. Chúng ta có thể sử dụng những tế bào từ máu, mỡ dưới da để thay thế, kích thích các tế bào gốc, thúc đẩy quá trình tái tạo nang tóc giúp tóc phát triển trở lại. Đây là phát hiện quan trọng và là tiền đề của công nghệ Cryo stem đem đến những phương pháp điều trị mới hiệu quả hơn cho những người mắc bệnh hói đầu.

Tuy nhiên việc chiết xuất, bảo quản và sử dụng các sản phẩm tế bào gốc đòi hỏi phải theo đúng nguyên tắc cũng như theo một quy trình và sử dụng những dụng cụ chiết xuất chuyên biệt. Việc này nhằm lấy được chính xác các sản phẩm tế bào gốc, không lấy các chất gian bào, xử lý bảo quản chúng không bị phá hủy bởi nhiệt độ…

Sau khi phân tách được các sản phẩm tế bào gốc, thông qua quy trình của công nghệ “Cryo stem” là một quy trình trong đó các dòng điện sẽ làm thay đổi các điện tích của tế bào từ đó giúp các kênh tế bào tạo điều kiện cho các tế bào gốc được vào sâu trong da. Lúc này nhiệt tại đầu điện di phải đạt nhiệt độ âm khoảng 15 đến 20 độ C để làm cho các sản phẩm tế bào gốc không bị tổn thương khi chúng được cấy vào da.

Sau khi các sản phẩm tế bào gốc được cấy vào da đầu chúng sẽ bù đắp những thiếu hụt các thành phần của da như collagen, acid hyarulonic, fibronectin. Đồng thời, các tế bào này sẽ kích thích định hướng và truyền tính hiệu cho các tế bào tóc vốn đang lão hóa trở nên khỏe hơn để sản sinh ra các thành phần quan trọng làm cho tóc mọc nhanh hơn, dày hơn.

Ưu điểm vượt trội của công nghệ Cryo Stem là đưa được sản phẩm tế bào gốc vào tận địa chỉ cần đến và tính an toàn tuyệt đối không gây dị ứng khi tế bào gốc đó được chiết xuất từ chính cơ thể người được điều trị. Hiệu quả 100% cho tất cả những trường hợp hói đầu rụng tóc.

Công nghệ Cryo stem đặc trị hói đầu, rụng tóc chỉ có tại Viện thẩm mỹ y khoa Dr.haile. Đây là công nghệ mới nhất hiệu quả cho tất cả các tình trạng hói đầu, rụng tóc. Hiện Dr.haile đang có chương trình khuyến mại giảm giá 20% cho các dịch vụ điều trị hói đầu, rụng tóc từ ngày 1 đến 31/7.


Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Lựa chọn mới cho người điều trị xơ gan

Thông thường phương pháp điều trị duy nhất dành cho bệnh nhân mắc bệnh xơ gan đó là ghép gan, tuy nhiên do một số nguyên nhân như chi phí điều trị cao, nguồn cung ứng gan có hạn, phản ứng đào thải sau điều trị…nên ứng dụng lâm sàng ghép gan vẫn còn nhiều hạn chế.

Ông Tom năm nay 55 tuổi, ông bị viêm gan B xơ gan đã hơn 10 năm nay, do bệnh tình không ngừng chuyển biến xấu đi, ông bắt đầu liên tục xuất hiện những triệu chứng như tràn dịch ổ bụng, nôn ra máu thậm chí đã từng bị hôn mê gan…Cách đây không lâu, do một lần bị hôn mê gan ông Tom được đưa vào viện cấp cứu. Sau khi kiểm tra, các bác sỹ phát hiện chức năng gan của ông bị suy giảm nghiêm trọng, cần phải được điều trị ngay, tuy nhiên do gan thay thế hiếm và chi phí ghép gan cao nên việc phẫu thuật ghép gan đối với ông là quá khó khăn.

Sau đó được người thân giới thiệu, ông Tom mới biết đến Bệnh viện Hiện Đại Quảng Châu đã phát triển kỹ thuật cấy tế bào gốc, nên ông đã cùng con trai bay sang Quảng Châu tiến hành cấy tế bào gốc điều trị xơ gan.

Sau khi nhập viện ông được kiểm tra lại rất kỹ, bác sỹ Trấn Tường Lâm của Bệnh viện Hiện Đại Quảng Châu đã quyết định lựa chọn phương pháp cấy tế bào gốc cho ông Tom. Phương pháp điều trị mới này sử dụng kỹ thuật phân lập tế bào tiên tiến phân lập ra những tế bào cần thiết cho việc cấy ghép. Sau đó đưa những tế bào này vào trong lá gan bị bệnh. Sau khi những tế bào gốc được cấy vào trong gan chúng sẽ bắt đầu quá trình thích nghi và dần biệt hóa thành những tế bào gan mới, đồng thời thúc đẩy khả năng tự tái sinh của tế bào gan trong cơ thể bệnh nhân, giúp bệnh nhân phát triển những mô gan mới. Sau điều trị chức năng gan của ông Tom dần hồi phục, các biến chứng đã được cải thiện rõ rệt.

Bác sỹ Trấn Tường Lâm cho biết, phần lớn bệnh nhân xơ gan giai đoạn muộn đều không còn cơ hội điều trị. Kỹ thuật cấy tế bào gốc ít rủi ro, ít đau đớn, chi phí thấp, thích hợp điều trị các tổn thương do virus, hóa chất, rượu… gây ra, ví dụ như xơ gan mãn tính, suy gan mãn tính, viêm gan nặng hay viêm gan mãn tính nặng… Nếu so sánh với phẫu thuật ghép gan, liệu pháp cấy ghép tế bào gốc tuy không thể trực tiếp thay lá gan bị tổn thương bằng một lá gan đã thành hình, nhưng có thể giúp cho mô gan bị bệnh phát triển mô gan mới, từ đó đạt được mục đích điều trị.

Công dụng tế bào gốc trong điều trị các bệnh về gan

Theo thống kê gần đây nhất, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt và là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tử vong cao thứ tư trong số các bệnh hiểm nghèo tại Việt Nam. Mới đây nhất, các nhà khoa học và các chuyên gia y khoa đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp điều trị các bệnh lý về gan bằng công nghệ tế bào gốc- mở ra một hướng đi hoàn toàn mới, đem lại hi vọng cho các bệnh nhân gan tại Việt Nam.


Gan là một trong số những bộ phận có chức năng quan trọng trong cơ thể song rất dễ mắc các chứng bệnh nguy hiểm

Việc sử dụng phương pháp chữa bệnh nói chung và điều trị bệnh gan nói riêng bằng công nghệ tế bào gốc đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công tại Việt Nam. Tế bào gốc chính là các tế bào còn non trẻ, có khả năng tự thay mới mình và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt tạo thành các cơ quan khác nhau của cơ thể. Do đó, việc nghiên cứu, lấy tế bào gốc từ chính tủy sống của bệnh nhân để ghép trực tiếp vào tế bào bệnh là một phương pháp điều trị bệnh gan an toàn và hiệu quả, tránh gây tổn thương gan và phản ứng trên cơ thể bệnh nhân.


Lấy tế bào gốc tự thân từ chính tủy sống của bệnh nhân

Là một phương pháp tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao, thời gian điều trị ngắn song phương pháp điều trị bệnh gan bằng công nghệ tế bào gốc chưa được phổ biến tại các cơ sở y tế ở Việt Nam. Tại Việt Nam hiện nay, phòng khám đa khoa chuyên gan 12 Kim Mã là một trong những cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép điều trị bệnh gan theo công nghệ Tế bào gốc tại Việt Nam.

Quy trình điều trị các bệnh lý về gan tại phòng khám đa khoa Kim Mã tuân theo một phác đồ điều trị nghiêm ngặt từ các chuyên gia y khoa hàng đầu về gan. Đầu tiên, các bệnh nhân sẽ được tư vấn và khám lâm sàng để xác định mức độ phù hợp với liệu pháp miễn dịch tế bào gốc. Sau đó, bác sỹ sẽ tiến hành cấy tế bào hiệu ứng T (tế bào gốc) vào cơ thể bệnh nhân. Tế bào hiệu ứng T có tác dụng sát thương cực mạnh đối với tế bào mục tiêu mang kháng nguyên đặc biệt, đồng thời nó có tác dụng miễn dịch rất tốt, còn có thể điều tiết các tế bào miễn dịch khác.

Tế bào T có tuổi thọ dài, không ngừng tuần hoàn trong máu. Khi gặp kháng nguyên đã từng tiếp xúc, tế bào T kích thích một loại phản ứng dẫn tới một số lượng lớn tế bào tăng, nhanh chóng hình thành một lớp tế bào T có số lượng gấp nhiều lần số lượng tế bào T ban đầu, nhanh chóng tiêu diệt virus bệnh gan, giải quyết dứt điểm tình trạng điều trị lâu không khỏi của các bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan. Những sinh mệnh nhỏ nhoi đang ngày đêm phải đối mặt với lưỡi hái tử thần đã được cứu sống nhờ phương pháp điều trị bằng tế bào gốc tại phòng khám đa khoa số 12 Kim Mã.


Bệnh nhân chờ đến lượt thăm khám tại phòng khám 12 Kim Mã


Với phương châm lấy sự hài lòng và tiên lượng khả quan của người bệnh đặt lên hàng đầu, cơ sở vật chất và thiết bị y tế sang trọng, hiện đại, cùng với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu về gan tại Việt Nam và thế giới, phòng khám đa khoa 12 Kim Mã đón hàng trăm lượt bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan mỗi ngày, đem lại hy vọng và nụ cười cho hàng trăm gia đình và bệnh nhân, những người tưởng chừng đã phải đầu hàng trước lưỡi hái tử thần.

Phòng khám đa khoa chuyên gan 12 Kim Mã luôn mở các gói dịch vụ tư vấn và khám gan miễn phí cho các đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan nói chung. Hãy nhấc điện thoại và gọi ngay cho các chuyên gia về gan tại Phòng khám đa khoa số 12 Kim Mã để được tư vấn miễn phí và bảo vệ gan của bạn trước khi quá muộn!

Điều trị viêm gan b bằng tế bào gốc

Hiện nay, số người bị viêm gan B ở nước ta đã tăng với một tốc độ chóng mặt cùng với độ tuổi người nhiễm cũng phong phú hơn, từ đó các chuyên gia cũng nghiên cứu, phát triển nhiều biện pháp trị liệu và dùng thuốc trong điều trị bệnh gan. Những phương pháp điều trị trước đây đa phần là khống chế sự sao chép của virus, nhưng phương pháp này còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Mục đích của các chuyên gia y khoa là làm thế nào để tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất, về cơ bản để giải quyết vấn đề nan giải trong điều trị bệnh gan. Một trong số những phương pháp chữa trị đó là công nghệ tế bào gốc, đã mở ra một trang mới trong điều trị bệnh gan, làm việc chẩn đoán và điều trị bệnh gan đạt tới một tầm cao mới.

Dùng thuốc để điều trị bệnh gan không thể trực tiếp tiêu diệt được virus trong cơ thể mà chỉ có thể điều trị “kháng virus” thông qua việc khống chế sự sao chép của virus. Công nghệ điều trị bằng tế bào gốc như một dấu ấn đặc biệt, có thể tiêu diệt đích danh virus trong cơ thể, từ việc điều trị “kháng virus” như trước kia, chuyển sang “diệt virus” triệt để.

Công nghệ điều trị tế bào gốc hay còn gọi là công nghệ điều trị bằng tế bào tua là phương pháp điều trị không dùng thuốc, không cần can thiệp phẫu thuật, hoàn toàn lợi dụng tế bào sát thương miễn dịch tự thân, thông qua nuôi cấy ở môi trường ngoài, làm nó trưởng thành và tăng lên về số lượng, tăng cường chức năng sát thương, sau đó lại truyền lại cơ thể bệnh nhân để tiêu diệt virus trong tế bào gan và trong máu, dùng tế bào mình để điều trị bệnh cho chính mình có khả năng phá vỡ khoan dung miễn dịch, từ đó trực tiếp tiêu diệt virus trong gan, hiệu quả, nhanh chóng, không có tác dụng phụ, hơn nữa những tế bào sát thương miễn dịch này có thể tồn tại lâu dài trong cơ thể, do đó nó đóng vai trò giống như là áo giáp bảo vệ để phòng tránh tái nhiễm virus.

Hiện nay những bệnh nhân đang phải điều trị bằng công nghệ tế bào gốc có hiệu quả dự kiến là khá tốt, có một số bệnh nhân có hướng tiến triển lành bệnh, từ đó cho thấy khả năng vô cùng to lớn của công nghệ tế bào gốc trong điều trị bệnh gan. Đồng thời công nghệ này có ưu điểm đặc trưng nhất là có khả năng ngăn chặn xơ gan hóa và xơ gan giai đoạn sớm chuyển biến sang chiều hướng tốt, hỗ trợ kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí cứu sống sinh mạng nhiều bệnh nhân. Quan trọng nữa là thành công của công nghệ tế bào gốc thể hiện một công nghệ cao trong điều trị bệnh gan ở Việt Nam, mở ra một thời đại điều trị tế bào mới, đối với bệnh nhân bị bệnh gan mà nói thì đây không chỉ là một hạnh phúc viên mãn, một hy vọng mới, mà đồng thời nó còn thực sự đưa nhiều bệnh nhân trở về cuộc sống khỏe mạnh như người bình thường.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

Gia công, bảo quản và công dụng tế bào gốc máu cuống rốn

Gia công, bảo quản và công dụng tế bào gốc máu cuống rốn

- Quy trình gia công và bảo quản đông lạnh máu cuống rốn tiến hành qua 2 bước. Túi máu cuống rốn được ly tâm lạnh trong hệ thống túi kín để tách được khối huyết tương giàu bạch cầu. Sau đó, khối tế bào này sẽ được bổ sung DMSO và đặt vào hệ thống đông lạnh tự động để hạ nhiệt độ xuống -1960C trong nitơ lỏng.

- Máu cuống rốn có thể được bảo quản trong ngân hàng rất lâu. Khả năng tăng sinh của tế bào gốc trước và sau bảo quản không thay đổi nếu trong môi trường nuôi cấy có đủ các yếu tố kích thích tạo máu. Tỷ lệ tế bào gốc còn sống sót sau khi đông lạnh đạt khoảng 50%. Như vậy trên thực tế, số lượng các tế bào liên quan đến ghép tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn cần phải lớn hơn nhiều để có thể hy vọng đậu ghép hiệu quả. Bởi vì trong quá trình gia công và bảo quản đông lạnh, tỷ lệ tế bào gốc còn sống sót thấp hơn nhiều so với số lượng tế bào thu được ban đầu.

- Một túi máu cuống rốn truyền cho bệnh nhân thường có lượng tế bào có nhân trung bình từ 6- 10 x 108, lượng tế bào gốc CD34 từ 1- 3 x 106 và lượng CFU- GM từ 2-10 x 105.

- Trong suốt quá trình thu thập, gia công và bảo quản túi máu cuống rốn, chỉ còn khoảng 60% túi máu cuống rốn có thể sử dụng cho ghép; trong đó chỉ khoảng 30- 40% đủ lượng tế bào gốc để ghép cho bệnh nhi nặng 20 kg (khoảng 5- 8 tuổi).


Kết quả cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn

- Số lượng tế bào gốc CD34 và đơn vị tạo cụm CFU là những thông số có giá trị để đánh giá khả năng đậu ghép. Số lượng tế bào gốc CD34 tối thiểu nên ( 1 x 105/ kg bệnh nhân. Số lượng tế bào có nhân cũng có giá trị nhất định, cần tối thiểu >2 x 107/ kg để có thể hồi phục tốt BCHTT.

- Tại Việt Nam, năm 2002 bệnh viện Truyền máu- Huyết học thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu tiến hành ghép tế bào gốc tạo máu bằng máu cuống rốn. Bệnh viện cũng đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng từ khâu thu thập mẫu máu cuống rốn, sinh học máu cuống rốn, triển khai quy trình gia công, bảo quản và nuôi cấy tế bào gốc tạo máu in vitro để xây dựng ngân hàng máu cuống rốn chính quy trong nước, phục vụcho ghép tế bào gốc. Số lượng bạch cầu hạt trung tính hồi phục sau khoảng 5- 6 tuần; tiểu cầu hồi phục sau khoảng 2 tháng. Nếu là ghép cùng huyết thống thì thời gian hồi phục ngắn hơn so với ghép không cùng huyết thống. đối với những trường hợp không tương đồng hoàn toàn về HLA, các yếu tố tiên lượng cho thành công của ghép máu cuống rốn là lượng tế bào có nhân, mức độ phù hợp HLA và lượng yếu tố kích thích tạo máu G-CSF.

- Kết quả ghép máu cuống rốn trên thế giới cho thấy, 70- 90% bệnh nhân sẽ phục hồi BCHTT và tiểu cầu sau 60 ngày; thời gian sống không bệnh (FDS) trên 3 năm đạt 30-60% bệnh nhân tùy mức độ tiên lượng.

- Tình trạng đậu ghép, phục hồi BCHTT và tiểu cầu chậm sau ghép máu cuống rốn có lẽ do trở ngại trong quá trình biệt hóa tế bào gốc. Bệnh nhân được ghép tủy xương sẽ phục hồi số lượng bạch cầu hạt trung tính và tiểu cầu nhanh hơn. Tuy nhiên bệnh nhân được ghép máu cuống rốn lại đạt được lượng tế bào định hướng và tế bào tiền thân giai đoạn sớm tại tủy xương cao hơn. Như vậy thực ra ghép máu cuống rốn sẽ phục hồi kho tế bào tiền thân tạo máu tốt hơn so với ghép tủy xương.

Các nguồn tế bào gốc tạo máu

Các nguồn tế bào gốc tạo máu sử dụng cho cấy ghép tế bào gốc

Ghép tế bào gốc tạo máu (thường gọi là ghép tủy xương) đã được áp dụng khoảng 30 năm gần đây để điều trị bệnh nhân bị tổn thương tạo máu tại tủy xương. Tổn thương này có thể là nguyên phát, hoặc thứ phát sau hóa trị hoặc xạ trị các bệnh máu và ung thư đặc. Hàng năm, có hàng trăm nghìn bệnh nhân bệnh máu và ung thư đặc có nhu cầu ghép tế bào gốc tạo máu. Tế bào gốc tạo máu được truyền vào đường tĩnh mạch bệnh nhân sẽ đến cư trú tại tủy xương và phục hồi khả năng tạo máu của tổ chức này.

- Trước kia, tế bào gốc tạo máu thường được thu hoạch từ tủy xương người cho bằng phương pháp chọc hút tại các gai chậu. Thủ thuật này khá nặng nề đối với người cho tủy và phức tạp trong xử lý dịch ghép. Trước khi truyền vào bệnh nhân, dịch ghép được loại bỏ bớt thành phần mỡ và dịch tế bào không cần thiết.


- Từ đầu những năm 1980, người ta thấy rằng tại máu ngoại vi cũng tồn tại một lượng nhỏ tế bào gốc tạo máu CD34. Một số thuốc như cyclophosphamide, cytarabin,... hoặc yếu tố kích thích tạo máu nhưG-CSF có thể có tác dụng huy động tế bào gốc tạo máu từ tủy xương và phóng thích ra máu ngoại vi. Sử dụng các hệ thống máy tách tế bào tự động như CS-3000 Plus, COPE, Hemonetics... có thể thu hoạch được một lượng lớn tế bào gốc này, đủ để thực hiện kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu mà không cần đến dịch tủy xương. Phương pháp thu hoạch tế bào gốc từ máu ngoại vi là một tiến bộlớn của kỹ thuật ghép tủy xương, làm cho kỹ thuật ghép tủy xương đồng loại trở lên thuận tiện và phổ biến hơn.


- Tuy nhiên trong thực tiễn, một khó khăn kinh điển của kỹ thuật ghép tủy xương là làm sao lựa chọn được người cho tương đồng HLA với bệnh nhân. Mặc dù nhiều trung tâm ghép tủy xương lớn trên thế giới đã xây dựng ngân hàng tế bào gốc xác định sẵn kháng nguyên HLA để cung cấp cho các trung tâm ghép khác, nhưng cơ hội để bệnh nhân tìm được người cho tương đồng HLA vẫn rất thấp.


- Khoảng 15 năm gần đây, máu cuống rốn bắt đầu được sử dụng như một nguồn tế bào gốc tạo máu. Tỷ lệ tế bào gốc tạo máu CD34 chiếm 0,2- 0,4% tếbào có nhân, cao hơn hàng chục lần so với máu ngoại vi người trưởng thành. Tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng tăng sinh cao, có thể tạo ra một số dòng tế bào khác như tế bào gốc trung mô, tế bào đơn nhân và fibroblast... trong nuôi cấy tế bào. Máu cuống rốn có một số ưu điểm để vận dụng vào kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu:


+ Lượng tế bào gốc trong máu cuống rốn rất phong phú, đặc biệt là tế bào tạo cụm hỗn hợp (CFU- Mix), có khả năng biệt hóa thành các dòng tế bào máu khác nhau.


+ Các tế bào miễn dịch của máu cuống rốn phần lớn đang ở trạng thái "trinh nguyên", hiệu quả đáp ứng miễn dịch thấp, ít nguy cơ gây ra bệnh lý mảnh ghép chống túc chủ(GVHD).


+ Nguồn máu cuống rốn rất sẵn có để xây dựng ngân hàng máu cuống rốn lớn từ đó dễdàng chọn lựa mẫu máu cuống rốn phù hợp HLA giữa người cho và người nhận. Việc thu thập tế bào gốc máu cuống rốn hoàn toàn không ảnh hưởng đến người cho.


So sánh giữa các nguồn tế bào gốc khác nhau, chúng ta thấy mặc dù lượng tế bào tạo máu và thể tích máu cuống rốn khá thấp nhưng các thông số về hiệu lực tạo máu lại thường cao hơn so với dịch tủy xương.



Thể tích máu cuống rốn ảnh hướng đến lượng tế bào gốc thu được

Thể tích mẫu máu cuống rốn là một thông số rất quan trọng. Thể tích càng lớn thì tổng lượng tế bào gốc thu được càng lớn, do đó khả năng đậu ghép càng cao.

Tỷ lệ túi máu cuống rốn sau thu hoạch đủ lượng tế bào có nhân hoặc tế bào gốc CD34 để ghép cho bệnh nhân theo cân nặng.


- Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy thể tích máu cuống rốn thu được trung bình là 80ml (từ60- 120ml). ỞViệt Nam, Trần Văn Bé (2000), Trần Quốc Dũng (2004) và Nguyễn Hữu Toàn (2005) thông báo thể tích trung bình mẫu máu cuống rốn thu được trong khoảng 70ml (từ40- 120ml), thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả Âu Mỹ.


- Một số yếu tố như tuổi thai, trọng lượng thai, con so hay con rạ... được cho là có liên quan đến thể tích máu cuống rốn. Tuổi thai càng lớn thì số lượng tế bào có nhân càng tăng nhưng số lượng tế bào CD34 và CFU- GM lại giảm. Cân nặng của trẻ càng lớn thì lượng tế bào có nhân, tế bào gốc CD34 và CFU- GM càng nhiều. Mẹ càng ít lần sinh trước đó thì máu cuống rốn càng có nhiều tế bào tạo máu. Ngược lại, số lần sinh trước đây càng nhiều thì lượng tế bào gốc CD34 càng giảm, nhất là khi người mẹ đã lớn tuổi.


Ung thư gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư gan là gì ?

Là loại ung thư phát sinh từ gan làm cho tế bào trong cơ thể thay đổi đột ngột không kiềm chế được. Bệnh thường gặp ở những người trên 50 tuổi, đa phần là nam giới. Theo số liệu thống kê của bệnh viện ung bướu Hưng Việt, tỷ lệ nam giới mắc bệnhung thư gan cao gần gấp đôi nữ giới.

Ung thư gan gồm có hai loại : nguyên phát (bắt nguồn từ gan) và thứ cấp (từ các tế bào khác di căn đến gan).

Nguyên nhân gây ung thư gan.

Khoa học hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể chẩn đoán được ung thư gan thông qua những dấu hiệu sau :

- Những người bị viêm gan B mãn tính có nguy cơ mắc ung thư gan rất cao.
- Viêm gan C lây nhiễm
- Xơ gan do uống quá nhiều rượu bia.
- Những người bị tiểu đường và béo phì.
- Thuốc men và hóa chất.
- Di truyền
- Môi trường


Triệu chứng của ung thư gan.

Ở giai đoạn đầu của bệnh không hề có triệu chứng gì rõ rệt và bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn ung thư gan với triệu chứng của các bệnh liên quan đến gan khác như : xơ gan, đau bụng, ... Vì vậy cần chú ý và nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu cơ thể có những triệu chứng sau :

- Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng
- Sụt cân bất thường, cơ thể mệt mỏi, dễ đau ốm vặt.
- Đau tức vùng gan, có thể sờ thấy khối u ở vùng hạ sườn.
- Da chuyển vàng.
- Cơ thể suy kiệt, tiêu hóa khó khăn, đôi khi có máu.

Cach dieu tri ung thu gan:

Đây là một trong những loại ung thư rất khó điều trị vì không có dấu hiệu rõ rệt nên khi phát hiện bệnh thường là vào giai đoạn cuối.

Đối với những trường hợp khối u còn nhỏ có thể dùng phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ, tuy nhiên tỷ lệ sống sau phẩu thuật không cao, chỉ vào khoảng 25%.

Ngoài ra có những phương pháp khác để chữa ung thư gan : hóa trị, xạ trị, kỹ thuật đông lạnh hóa chất, ...

Xem thêm: chua benh ung thu | thuoc dieu tri ung thu gan | chữa xơ gan cổ chướng giai đoạn cuối

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

Những biến chứng sau khi cấy ghép tế bào gốc tạo máu

Sớm: trong vòng 100 ngày sau cấy ghép tế bào gốc tạo máu (ghép tủy)

Với việc sử dụng nguồn tế bào gốc từ tế bào máu ngoại vi, thu ngắn thời gian hồi phục tế bào tủy, tế bào máu, vì thế làm giảm đáng kể các biến chứng sớm. Thời gian hồi phục thu ngắn làm giảm sử dụng kháng sinh, giảm nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch, giảm truyền máu và giảm thời gian nằm viện. Các thuốc tăng trưởng tế bào như G-CSF thường được dùng trong ghép tủy tự thân có vẻ làm gia tăng quá trình hồi phục của dòng BC trung tính một cách vừa phải.

Sau ghép tủy dị thân gặp nhiều khó khăn hơn. Ở nhiều trung tâm, tế bào gốc từ máu ngoại vi thường được dùng khi người hiến tủy là chị em ruột của bệnh nhân.

Viêm niêm mạc và dinh dưỡng: viêm niêm mạc đường tiêu hóa gặp ở hầu hết những bệnh nhân ghép tủy, đặc biệt ở những bệnh nhân được xạ trị toàn thân hoặc được điều trị methotrexate phòng ngừa bệnh lý mảnh ghép chống chủ. Điều trị chủ yếu là súc miệng, kết hợp dùng kháng sinh phòng ngừa. Giảm đau chủ yếu là tại chỗ, đôi khi phải dùng giảm đau đường tiêm truyền.

Chảy máu: những bệnh nhân ghép tủy có nguy cơ cao bị chảy máu, tuy nhiên đa phần xuất huyết ở những bệnh nhân ghép tủy không thường gặp và có thể kiểm soát được bằng các cách thông thường như xuất huyết dạng chấm, chảy máu mũi, nặng hơn có thể xuất huyết dạ dày, xuất huyết đường sinh dục tiết niệu. Tuy nhiên những xuất huyết này có thể kiểm soát được bằng truyền tiểu cầu.

Nhiễm trùng: do tổn thương hàng rào bảo vệ là da niêm mạc và giảm bạch cầu. Để giảm biến chứng này, nhiều trung tâm đã thực hiện việc truyền globulin miễn dịch cho bệnh nhân sau ghép tủy.

Nhiễm vi trùng rất thường gặp trong thời gian đầu sau ghép tủy và tác nhân chủ yếu là gram (+), mặc dù gram (-) cũng có thể gặp. Cụ thể là nhóm staphylococcus, streptococuss viridans, trực khuẩn gram (-). Cũng có thể nhiễm Haemophilus Influenza, nhưng thường gặp muộn hơn, khoảng tháng thứ 2-3 sau ghép tủy, và gặp ở bệnh nhân bị bệnh mảnh ghép chống chủ cấp.

Theo nhiều tác giả, nguy cơ gia tăng không phải do tình trạng giảm BC mà nguồn bệnh xuất phát từ các đường tiêm truyền mà chủ yếu là catheter tĩnh mạch và do tổn thương hang rào da niêm xảy ra trong quá trình chuẩn bị trước ghép tủy.

Nhiễm nấm : thực sự nguy hiểm cho bệnh nhân sau ghép tủy, đặc biệt nhiễm Aspergilus xâm lấn. Candida và Aspergilus là hai tác nhân thường gặp, tuy nhiên còn nhiều tác nhân khác.

Nhiễm virus: trong giai đoạn sớm sau ghép tủy thì virus thường gặp là Herpes Simplex Virus, virus á cúm. Nhóm Cytomegalo Virus cũng thường gặp, thường khoảng tháng thứ 2-3 sau ghép tủy.

Bệnh mảnh ghép chống chủ cấp: vẫn còn là biến chứng nghiêm trọng và là thách thức cho ghép tủy. Nguyên nhân là sự xung đột miễn dịch giữa tế bào lymphô T của tủy người hiến với mô của cơ thể người nhận, trong điều kiện hệ miễn dịch của người nhận tủy ghép bị ức chế đủ mạnh để không xảy ra phản ứng ngược lại giữa tế bào miễn dịch người nhận với mảnh tủy được ghép . Theo định nghĩa phản ứng này xảy ra trong 100 ngày sau ghép tủy, biểu hiện đầu tiên ở da, đường tiêu hóa và gan. Phòng ngừa bằng cách dùng thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc thường dùng là cyclosporine và methotrexate. Tacrolimus (FK506) cũng được sử dụng để phòng ngừa phản ứng này. Một cách khác để phòng ngừa phản ứng này là loại bỏ tế bào lymphô T trong tủy người hiến trước khi ghép cho người nhận. Tuy nhiên, ngược lại, việc loại bỏ tế bào lymphô T thì làm tăng nguy cơ thải ghép và nguy cơ tái phát cho bệnh nhân. Bệnh nhân nhận tủy ghép đã loại bỏ tế bào T cũng gia tăng nguy cơ bị các nhiễm trùng cơ hội. Quan niệm gần đây là chỉ loại bỏ lymphô T ở một mức độ nào đó thôi.

Điều trị đầu tiên cho bệnh mảnh ghép chống chủ là corticoid thường dùng là glucocoticoid.

Thuyên tắc tĩnh mạch: thuyên tắc tĩnh mạch gan là một biến chứng nguy hiểm dễ gây tử vong, thường xuất hiện trong 1 tháng sau ghép tủy, gặp cả trong ghép tủy tự thân và ghép tủy dị thân. Triệu chứng điển hình là tăng cân không rõ nguyên nhân, vàng da, gan to, đau bụng và báng bụng. Khi diễn tiến nặng, có thể ảnh hưởng lên não, suy thận, tổn thương phổi và suy đa cơ quan.

Những bệnh nhân có tiền căn viêm gan siêu vi B hoặc C là những người có nguy cơ cao bị biến chứng này. Những bệnh nhân bị mức độ nhẹ và trung bình có thể hồi phục lại chức năng gan và hiến khi để lại những di chứng mãn tính lên gan.

Điều trị biến chứng này còn chưa thống nhất. Một số nghiên cứu cho thấy dùng heparin và rTPA (recombinant Tissue-plasminogen activator) cải thiện ở một số bệnh nhân nhưng ngược lại làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Biến chứng lên phổi: là một biến chứng thường gặp cả trong ghép tủy tự thân và ghép tủy dị thân. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, do hóa trị, chảy máu, hoặc đôi khi nguyên nhân không rõ. Viêm phổi mô kẽ gặp ở khoảng 10-15% bệnh nhân. Nguy cơ cao ở bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân có xạ trị vào phổi trước đó. Viêm phổi kẽ vô căn có thể điều trị bằng corticoid và có đáp ứng khá tốt. Biến chứng này thường gặp ở ngày thứ 20-60 sau ghép tủy.

Muộn sau 100 ngày

Trong khoảng giữa thập kỷ 70, những ca dị ghép tủy xương từ tủy của người hiến là anh chị em cùng huyết thống đã phù hợp kháng nguyên HLA, bệnh nhân có những biểu hiện bệnh lý ở da, miệng, nhãn cầu, ruột, gan và mô phổi. Nhiều bệnh nhân biểu hiện với những tổn thương nặng nề ở da, xơ cứng mô dưới da, dễ nhiễm trùng. Bệnh lý này diễn ra với nhiều biểu hiện của hiện tượng tự miễn.

Mãn khi những biểu hiện của bệnh xảy ra sau từ ngày thứ 100 trở đi. Biểu hiện của bệnh thường rộng, toàn thân gồm các biểu hiện ở da, đường tiêu hóa, gan, hô hấp.

Biểu hiện da có thể tương tự như những rối loạn tự miễn như xơ cứng bì, viêm da cơ, da xơ cứng, tróc vẩy, teo da, teo đét móng tay móng chân, rụng tóc. Ở đường tiêu hóa, loét niêm mạc miệng, thực quản, rối loạn hấp thu. Ở gan thì tăng men gan, nghẽn mật trong gan, xơ gan. Khô các tuyến ngoại tiết, nhiễm trùng phổi từng đợt, viêm tắc phế quản...

Bệnh nhân có thể có nguy cơ tử vong nếu bệnh biểu hiện nặng, nhất là ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu < 100 000/mm3 hoặc giảm đạm trong máu.

Điều trị khá phức tạp, và chính vẫn là các thuốc ức chế miễn dịch, trong đó chủ yếu là prednisone. Bệnh nhân cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, do bị ức chế miễn dịch kéo dài, đặc biệt đó là những vi trùng gram (+). Sử dụng vaccine phòng ngừa, dùng IgG miễn dịch truyền tĩnh mạch, dùng kháng sinh luân phiên cho thấy giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Hiện có nhiều thuốc mới được sử dụng trong điều trị bệnh mảnh ghép chống chủ như thalidomide là một ví dụ. Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng thalidomide để phòng ngừa bệnh này chưa thành công. Một số thuốc khác như psoralen dùng kết hợp với tia cực tím A đã cho một số thành công nhất là ở bệnh nhân có biểu hiện ở da giống như xơ cứng bì. Rapamycin cũng đang được nghiên cứu.

Nhiễm trùng: Ở giai đoạn này bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nguyên nhân được giải thích là do khiếm khuyết chức năng lymphô T, và do bệnh lý mảnh ghép chống chủ mãn. Thường gặp là viêm phổi do pneumocystic carinii, nhiễm vi trùng có vỏ bọc, nhiễm CMV.

Biến chứng liên quan đến sinh sản

Do sử dụng các phác đồ hóa chất liều cao nhằm mục đích diệt tủy trước ghép tủy, đặc biệt liên quan đến những bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh sản. Với nam giới, lưu giữ tinh trùng trong ngân hàng là một giải pháp đang được chấp nhận. Một số thử nghiệm với trữ lạnh phôi, nhất là phôi đã được thụ tinh trước điều trị cho kết quả thụ thai thành công ở nhiều trường hợp.

Biến chứng về sinh dục thường gặp nhất là: viêm teo âm đạo, và những vấn đề liên quan đến mất chức năng buồng trứng.

Biến chứng liên quan đến phát triển cơ thể: Gặp ở trẻ em, nhất là khi trẻ được xạ trị toàn thân diệt tủy trước ghép tủy. Suy tuyến giáp cũng đôi khi gặp, nhưng có thể điều chỉnh bằng hormone thay thế.

Ung thư thứ hai: Thường gặp nhất là hội chứng loạn sản tủy thứ phát và bệnh bạch cầu tủy cấp, xảy ra trong 2 đến 7 năm sau ghép tủy với nguy cơ tích lũy 8-18%.

Quy trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu

Quy trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu (hay còn gọi là quy trình ghép tủy) được chia ra làm các giai đoạn như sau:

1. Chuẩn bị trước khi thực hiện ghép tủy
Lựa chọn người cho tủy – Phức hợp phù hợp mô chính MHC(hay còn gọi là kháng nguyên bạch cầu người HLA).
Phức hợp này bao gồm một nhóm gene nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 6, gồm 3 loại gene, tạo ra các kháng nguyên hệ HLA, gồm 2 loại chính:
    -  Kháng nguyên lớp I gồm các sản phẩm gene ở các locus A, B, C
    -  Kháng nguyên lớp II gồm các sản phẩm gene ở các locus D, DR, DQ và DP.

Các kháng nguyên lớp I được xác định bằng phương pháp huyết thanh học nên được gọi là kháng nguyên SD (Serum determined). Còn các kháng nguyên HLA-D được xác định bằng phản ứng nuôi cấy bạch cầu hỗn hợp

Các bạch cầu lymphô thường mang cả 2 loại kháng nguyên trên. Một số lớn các tế bào khác chỉ mang kháng nguyên lớp I tức kháng nguyên SD. Kháng thể HLA xuất hiện chủ yếu do truyền máu, mang thai, ghép tổ chức hay do tiêm truyền bạch cầu ở những người tình nguyện. Sự khác biệt kháng nguyên hệ HLA của cơ thể cho và nhận càng lớn thì hiện tượng thải ghép xảy ra càng nhanh. Do đó muốn mảnh ghép sống lâu trong cơ thể thì cần có sự giống nhau về kháng nguyên HLA của cơ thể cho và nhận. Thực tế khó xảy ra trừ khi người cho và nhận là anh chị em sinh đôi một trứng.

2. Điều trị trước ghép tủy

Trong ghép tạng phải có sự ức chế miễn dịch mạnh ở người nhận để ngăn ngừa thải ghép. Ức chế miễn dịch phải dùng suốt đời bởi sự dung nạp miễn dịch không bao giờ đạt dược. Trong ghép tủy xương, ngoài ức chế miễn dịch cần phải tạo lên các khoảng trống trong tủy để các tế bào ghép trú ngụ và sinh sản. Điều này có được bằng điều trị diệt tủy.

Hóa trị liều cao trước ghép tủy, các nhóm thuốc thường dùng như alkylating, etoposide, cytarabine... và có thể cả xạ trị toàn thân. Hiện chưa có sự thống nhất rằng phác đồ nào hiệu quả hơn và được dung nạp tốt hơn phác đồ nào.

Xạ trị toàn thân vai trò cũng chưa rõ ràng và thường được dùng trong lymphôm nguyên bào miễn dịch và lymphôm grad thấp.

Điều trị diệt tủy trước ghép tủy: Bước chuẩn bị tiêu chuẩn cho bệnh nhân trước khi ghép tủy dị thân là hóa trị liều cao kết hợp hay không kết hợp với xạ trị toàn thân. Đó là nỗ lực để điều trị tận gốc bệnh ác tính nền đồng thời giảm tình trạng thải ghép, giảm các phản ứng bất lợi giữa mảnh ghép và chủ.

Điều trị không diệt tủy trước ghép tủy: việc điều trị diệt tủy trước ghép tủy thường có độc tính cao vì thường dùng hóa chất liều cao kèm xạ trị toàn thân. Chính độc tính đó đã hạn chế sự dung nạp điều trị, nhất là ở những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có bệnh lý nặng khác kèm theo, hoặc ở những bệnh nhân có bệnh lý diễn tiến chậm (indolent). Lúc này các phác đồ điều trị mà không diệt tủy phù hợp cho những bệnh nhân này mà giảm bớt độc tính. Những phác đồ ít độc tính này cũng phù hợp với bệnh nhân ghép tủy để điều trị các bệnh lý do rối loạn di truyền hoặc bệnh tự miễn mà không phải bệnh lý ác tính. Mục đích của điều trị không diệt tủy trước ghép tủy là ức chế một phần tủy đồng thời ức chế một phần hệ miễn dịch của người nhận để chấp nhận mảnh ghép một cách lâu dài và bền vững.
Những phác đồ chuẩn bị trước ghép tủy mới: xu hướng hiện nay là dùng xạ trị nhắm trúng đích, với kháng thể đơn dòng được gắn đồng vị phóng xạ, tăng liều xạ trị vào bướu và giảm liều đáng kể đến các mô lành. Ví dụ gắn đồng vị phóng xạ I 131 vào kháng thể đơn dòng kháng CD-33, để điều trị cho những bệnh nhân lymphôm không Hodgkin tế bào B. Kháng thể đơn dòng kháng CD-20 (rituximab) cũng được sử dụng kết hợp trong các phác đồ điều trị trước ghép tủy cho kết quả khá khả quan nhất là ở bệnh nhân lymphôm dạng nang.
3. Chọn lựa nguồn lấy tế bào gốc

   - Tế bào gốc từ tủy tự thân: Tế bào gốc được lấy từ tủy xương của chính người bệnh.

Phương pháp này có bất lợi là có thể bị nhiễm tế bào bướu. Đa số các tác giả cho rằng tái phát ở những bệnh nhân ghép tủy tự thân là do sự nhiễm tế bào bướu trong tủy ghép và do các tế bào bướu còn sót lại trong tủy xương bệnh nhân trước khi ghép tủy. Đã có nhiều cách nhằm loại bò tế bào bướu khỏi mẫu tủy ghép. Chẳng hạn kháng thể đơn dòng chống tế bào lymphô B đã được dùng để loại tế bào bướu trong ghép tủy tự thân ở bệnh nhân lymphôm không Hodgkin tế bào lymphô B.

Lấy tủy xương

Phương pháp loại tế bào bướu thường được dùng nhất hiện nay là phương pháp dùng kỹ thuật từ miễn dịch (immunomagnetic) với kháng thể đơn dòng để lựa chọn các tế bào gốc có CD 34(+). Ngoài ra, còn có thể kết hợp thêm kháng thể đơn dòng khác để lựa chọn tế bào có CD 34(+) và Thy-1 (+), phương pháp này đã được ứng dụng trong ghép tủy ở bệnh nhân ung thư vú, đa u tủy và lymphôm.

- Tế bào gốc từ máu ngoại vi: Tế bào gốc cũng có thể có trong máu ngoại vi. Bằng các phương pháp huy động tế bào gốc sau đó chiết tách tế bào gốc bằng các máy tách tế bào. Đây cũng là một nguồn cung cấp tế bào gốc nhất là ở những bệnh nhân đã có tiền căn xạ trị vùng chậu, bệnh nhân mà tế bào tủy xương có nguy cơ bị nhiễm tế bào bướu hoặc khi quá trình nuôi tế bào gốc từ tủy xương thất bại.

- Tế bào gốc từ tủy dị thân: Tế bào gốc tạo máu được lấy từ tủy của người cho tủy khỏe mạnh. Ghép tủy dị thân được lợi là không bị nhiễm tế bào bướu, đồng thời tác dụng mảnh ghép chống bướu có thể mang lợi ích diệt trừ tế bào ung thư. Tuy nhiên bù lại sự không tương hợp miễn dịch giữa mảnh ghép và người nhận có thể gây nhiều biến chứng chết người. Những biện pháp để ức chế miễn dịch, hạn chế hiện tượng này như hóa trị liều cao, xạ trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch ở người nhận và dùng tủy ghép đã được loại tế bào lymphô T, hoặc dùng kháng thể đơn dòng chống tế bào T.

Hiện nay, với các bệnh lý lành tính như hội chứng xơ tủy, thiếu máu bất sản, và nhiều loại bệnh lý rối loạn tăng sinh tủy, cũng như những rối loạn bẩm sinh thì chỉ ghép tủy tự thân được ứng dụng. Tuy nhiên với các bệnh lý ác tính của hệ tạo huyết, thì ghép tủy tự thân và dị thân đều được ứng dụng. Nhìn chung ghép tủy dị thân cho kết quả tốt hơn trong việc kiểm soát bệnh với sự giảm đáng kể tỉ lệ tái phát. Ngược lại, những biến chứng của việc ghép tủy dị thân như bệnh lý mảnh ghép chống chủ, độc tính, nhiễm trùng đã ảnh hưởng đáng kể lên kết quả sống còn.
4. Các nguồn gốc tế bào tủy ghép

   -  Từ tủy xương : đa phần lấy từ xương cánh chậu. Quá trình lấy tủy từ tủy xương khá an toàn và hầu hết các biến chứng liên quan đến việc vô cảm. Một số nghiên cứu cho thấy thời gian trung bình để tủy người hiến tặng hồi phục là 16 ngày.
   -  Máu ngoại vi : Tế bào gốc tạo máu hiện diện rất ít ở máu ngoại vi. Tuy nhiên, dưới tác dụng của một số tác nhân như hóa trị, yếu tố kích thích tăng trưởng tạo máu (hematopoietic growth factor), một số thuốc ức chế thụ thể hóa ứng động BC (chemokine receptor), có thể gia tăng sự huy động tế bào gốc trong tủy ra máu ngoại biên. Những tế bào này có thể lấy được bằng cách lọc máu (apheresis). Những tế bào được lấy bằng cách này được gọi là TB đầu dòng máu ngoại vi (peripheral blood progenitor cells) để phân biệt với tế bào gốc tạo máu (blood stem cell). Có nhiều thuốc được dùng để huy động tế bào gốc ra máu ngoại vi như G-CSF, GM-CSF, interleukin-3, thrombopoietin, và gần đây hơn là những chất đối vận (antagonist AMD 3100) với receptor của quá trình hóa ứng động (chemokine-related receptor CXCR4).
   -  Tế bào máu cuống rốn : một bất lợi của nguồn cung cấp này là lượng tế bào gốc tạo máu không nhiều do đó thường được dùng để ghép cho bệnh nhi. Ngược lại đây là các tế bào non, do đó đây cũng chính là những tế bào đi qua được hàng rào miễn dịch của người nhận dễ dàng nhất.

5. Các phương pháp huy động công dụng tế bào gốc tạo máu (đối với tế bào gốc lấy từ máu ngoại biên)
Hóa trị ức chế tủy : Là một trong những phương pháp được thực hiện đầu tiên. Ở giai đoạn phục hồi sau hóa trị ức chế tủy, lượng tế bào gốc ra máu ngoại biên có thể tăng lên 14 – 100 lần.

Phương pháp này có một số bất lợi: kéo dài thời gian điều trị, độc tính cao, gây giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, … Và ở một số bệnh nhân, sau khi hóa trị không ghi nhận thấy tình trạng tăng hoặc tăng rất ít tế bào gốc ở máu ngoại vi, nhất là ở bệnh nhân bị xâm nhập tủy.

Hiện nay, với việc sử dụng các yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào gốc thì phương pháp này không còn được sử dụng rộng cũng như không được sử dụng đơn độc để huy động tế bào gốc nữa.
Dùng các yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào gốc đơn thuần

Một số thuốc đã được dùng để huy động tế bào gốc ra máu ngoại biên: G-CSF, GM-CSF, interleukin-3, SCF (stem cell factor)…

Hiện G-CSM là thuốc thường được dùng nhất vì hiệu quả và ít độc tính. Một số thuốc khác mới hơn đang được nghiên cứu như AMD3100. AMD 3100 là chất đối vận lên thụ thể chemokine CXCR4 có ở tế bào bạch cầu. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy AMD3100 có tác dụng hiệp đồng với G-CSF.

Ghép tế bào gốc tạo máu

Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học. Phương pháp này thực hiện quá trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ tủy xương hoặc từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa các bệnh lý huyết học, bệnh lý miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý ung thư khác.

Lịnh sử ngành ghép tủy:
Ngành ghép tủy thực sự phát triển bắt đầu sau sự bùng nổ của năng lượng và vũ khí hạt nhân năm 1945. Mặc dù trước đó đã có một vài nỗ lực của trong việc dùng tủy xương của người hiến đưa vào cơ thể người nhận là những bệnh nhân bị thiếu máu hay ung thư máu bằng đường uống, tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch.

Vào thời điểm này, ngành ghép tủy bắt đầu được nghiên cứu nhiều vì xuất hiện những bệnh nhân bị các bệnh lý máu ác tính do phơi nhiễm phóng xạ iôn hóa.

Chúng ta có thể lược lại một số mốc quan trọng của ngành ghép tủy:
Ca ghép tủy đầu tiên được ghi nhận năm 1939, thực hiện trên một bệnh nhân bị xơ tủy do kim loại nặng, tủy ghép lấy từ người anh ruột của bệnh nhân. Ca ghép này không thành công, bệnh nhân chết sau 5 ngày.
Ca ghép tủy được ghi nhận thành công đầu tiên là năm 1965, khi một bệnh nhân Bạch cầu lymphô cấp loại nguyên bào lymphô được điều trị bằng hóa trị và xạ trị, sau đó được truyền tế bào tủy xương từ 6 người hiến tủy khác nhau nhưng có liên hệ huyết thống. Bệnh nhân này tử vong sau 20 tháng vì bệnh tái phát.
Từ năm 1977 đến 1980, thành công trong nghiên cứu ghép tủy dị thân.Cũng từ năm 1978, ghép tủy trong bệnh lymphôm bắt đầu có những thành công nhất định.

Năm 1990, BS E.D. Thomas đã được trao giải thưởng Nobel y học cho những nghiên cứu về ghép tủy.
Đến năm 2000, thì đã có hơn 500 000 trường hợp ghép tủy thực hiện trên toàn thế giới. Cho đến bây giờ ghép tủy đã được thử nghiệm nghiên cứu trong nhiều bệnh lý, cả ác tính lẫn không ác tính, đáng kể là ghép tủy khá hiệu quả trong điều trị các bệnh lý thiếu máu bất sản, khi tủy hiến có HLA phù hợp người nhận, đặc biệt giữa anh chị em ruột.

Phân loại ghép tủy:
Tự ghép tủy:
   -  Tự ghép tủy từ sản phẩm tủy toàn phần
   -  Tự ghép tủy từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi
Dị ghép tủy:
   -  Dị ghép từ sản phẩm tủy toàn phần
   -  Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi.
   -  Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của máu cuống rốn.

Tác động của thực phẩm chức năng với tế bào gốc

Tế bào gốc là gì?
Từ quan điểm cuộc sống thì tế bào gốc là những tế bào quan trọng nhất. Quan trọng vì thực tế nó có thể trở thành tất cả các tế bào khác của cơ thể con người...

Có thể coi tế bào buồng trứng đã được thụ tinh là tế bào gốc nguyên thuỷ nhất, từ đó hình thành ra con người. Một trong những tính chất quan trọng nhất của nó là khả năng hình thành các cơ quan khác nhau; nói cách khác là tế bào gốc có thể trở thành một tế bào nào đó phù hợp với tình trạng và nhu cầu của cơ thể. Một tính chất đặc trưng khác của tế bào gốc là khả năng tăng trưởng của nó vô hạn, với cách đó nó được bội nhân trong suốt qua trình sống. Điều đó cũng đảm bảo cho việc luôn có tế bào gốc được huy động cho cơ thể, đảm bảo cho các quá trình phục hồi.

Việc nghiên cứu tế bào gốc và dùng nó vào mục đích chữa bệnh bắt đầu khoảng 30 năm về trước. Năm 1975 ông E.Donall Thomas và các cộng sự có kết quả trong việc ghép tế bào gốc tuỷ xương đồng loại ở bệnh nhân máu trắng (và họ đã được nhận giải thưởng Nô-ben với phương pháp chữa bệnh mới này). Phương pháp này dựa trên cơ sở của tế bào gốc là khi đưa vào cơ thể khác, nó có khả năng thích nghi và chuyển dịch tới nơi cần nó và trong trường hợp này là máu đồng thời trở thành dòng tế bào miễn dịch.

Với các khả năng sử dụng các tế bào gốc có nguồn gốc khác nhau để chữa bệnh, ngày nay công việc này đã thành một ngành khoa học riêng biệt. Lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng tế bào gốc được mở rộng; nhưng các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm với tế bào gốc của bào thai găp nhiều trở ngại về mặt luân lý và đạo đức.
Tất cả các bộ phận của cơ thể chúng ta (từ khi bắt đầu hình thành đến quá trình phát triển trong bào thai) được “mã hoá” sự tham gia của tế bào gốc một cách nghiêm ngặt; được hình thành rất sớm và khi cơ thể đã trưởng thành mà không có đủ tế bào gốc để tái tạo, thì tác hại sẽ dẫn tới là sự thiếu hụt chức năng trầm trọng.

Các tế bào gốc của mô liên tục tự phân chia hoặc nằm yên tại chỗ, nếu được đưa tới môi trường mô định trước thì có khả năng tạo ra mô mới để trở thành tế bào chức năng bình thường – tính chất này được khoa học và ngành Y tế đánh giá cao. Thực tế, việc đưa tế bào gốc (lấy từ bào thai) vào nơi bị tổn thương qua tuỷ sống hay mạch máu để bản thân cơ thể “tự chữa thương”, tự bù đắp các tế bào đã mất do bệnh tật, tai nạn hay do “già hóa” theo tuổi tác – không cần tách, làm sạch tế bào gốc, không cần can thiệp vào hệ miễn dịch của cơ thể; bởi các tế bào gốc có ở tất cả các mô và lượng mới đưa vào cơ thể “tự nhận định” biết ở đâu và khi nào sẽ làm nhiệm vụ thay thế…

Các nghiên cứu cho thấy: ở người trưởng thành, tế bào gốc có trong nhiều mô của cơ thể, bảo đảm sự tái tạo liên tục các mô đang được sử dụng trong suốt quá trình sống. Các tế bào gốc có thể phục vụ cho mọi quá trình phục hồi trong cơ thể. Các cuộc nghiên cứu sâu đang được tiến hành tìm kiếm khả năng giải quyết nguồn tế bào dự phòng thay thế cho những tế bào đã mất đi do tuổi tác (như nhồi máu cơ tim, chấn thương tuỷ sống...). Năm 2005 Hunggary là nước thứ 3 trên Thế giới đã tự tiến hành ghép tế bào gốc tại Viện Tim Quốc gia. Người ta lấy tế bào gốc từ tuỷ xương của một phụ nữ đã bị nhồi máu cơ tim đưa vào chỗ tim bị nhồi máu. Tại đó các tế bào gốc đã đậu vào và trở thành tế bào - một phần đảm bảo cho việc cấp máu như bình thường, mặt khác cũng có khả năng trở thành tế bào cơ tim. Vùng cơ tim bị xơ cứng thu nhỏ lại rất nhiều, như dự báo từ trước, hoạt động và sức mạnh của tim được cải thiện đáng kể.Thực tế đã được chứng minh là tuổi càng cao thì số tế bào gốc lưu thông trong máu giảm đi đáng kể. Số tế bào gốc giảm đi không thể đáp ứng sự tái tạo một cách thích ứng, do đó sự hoạt động và chức năng của các cơ quan bị giảm đi.
Mặt khác, người ta cũng đã chỉ ra rằng, không phụ thuộc vào tuổi tác, nếu có càng nhiều tế bào gốc trong cơ thể, thì trạng thái sức khoẻ càng tốt. Giáo sư Tomada đã kiểm tra các bệnh nhân tim, đếm số tế bào gốc đang hoạt động. Ông nhận thấy, ở bệnh nhân nào có nhiều tế bào gốc hơn thì mau khỏi hơn người có tế bào gốc ít hơn. Trong thực tế mức tế bào gốc là dấu hiệu tốt cho trạng thái của hệ tuần hoàn máu, ngoài các tiêu chí khác như cholesterol, huyết áp, đường huyết… Người ta nhận thấy, nếu có thể làm tăng lượng tế bào gốc trong hệ tuần hoàn của cơ thể, thì có thể làm tăng khả năng tái tạo, làm giảm các vấn đề thiếu hụt chức năng do sự già cỗi, từ đó cải thiện sức khoẻ và giảm nguy cơ bệnh tật.

Một vấn đề đặt ra: có cách nào để giúp cơ thể tăng 40-60 % tế bào gốc trong hệ tuần hoàn (mà không cần dùng biện pháp can thiệp như cấy ghép…) được không? Có thể được, khi tác động để làm tăng sự phân chia tế bào gốc trong tuỷ xương, giúp đưa tế bào gốc từ tuỷ vào máu, huy động các tế bào gốc và hướng chúng tới chỗ cần (đi vào mô) dễ dàng hơn, hỗ trợ cho việc trở thành tế bào mà cơ thể mong muốn. Tác động một cách an toàn và hiệu quả nhất, theo nhiều nhóm nghiên cứu, là sử dụng thực phẩm chức năng hoặc sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gốc trong tuỷ xương, theo cơ chế nêu trên một cách phù hợp với từng thể trạng.

Một loại thực phẩm chức năng do Hungary nghiên cứu mang tên OLIMPIQ Stem x Cell (có dịch chiết tảo AFA, I Selectin, fucoidan, nấm xi, hạt lanh, râu ngô,…) có khả năng tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào gốc trong tuỷ xương. Tiến hành thí nghiệm trên động vật theo nhiều hướng đã phát hiện thấy sản phẩm này làm tăng được tế bào gốc trong máu (trước khi dùng sản phẩm cho chuột dùng chất làm hại gan và lách, sau đó cho uống sản phẩm, thấy xuất hiện các tế bào mới và phục hồi được gan và lách). Kích thích bằng nhân tạo cho động vật bị tiểu đường rồi cho uống sản phẩm OLIMPIQ, thấy đường huyết giảm vì việc tăng tế bào gốc tuỵ và các tế bào sản sinh ra insulin được tái tạo một cách thuận lợi. Nghiên cứu hướng gen ung thư cũng cho thấy khi dùng OLIMPIQ Stem x Cell từng loại gen trong khối u không tăng mà còn giảm đi.
Sau đây là một số bệnh mà chúng tôi thấy việc điều trị bằng cách tăng tế bào gốc có tác dụng khả quan:
Sclerosis Multiplex: bệnh tự miễn dịch (autoimmum) là hậu quả của quá trình miễn dịch tự động. Việc tăng tế bào gốc không nhằm đến việc chữa khỏi, mà chỉ có thể cải thiện chất lượng sống – tăng tế bào gốc để bù trừ những tế bào bị hệ miễn dịch tự động hủy hoại, rồi hệ miễn dịch lại phá huỷ, rồi lại được bù trừ… cứ tiếp tục như vậy. Nhiều người bệnh nhờ sản phẩm trên đã giảm đau cơ, đi lại dễ dàng hơn, có người trước đó phải ngồi xe lăn sau khi uống 3 tháng đã đứng dậy được, có người phụ nữ trẻ đã có thể ngồi sau xe máy.

Những bài thuốc Nam chữa bệnh gan

Một số bài thuốc nam chữa viêm gan vàng da


Bài1 : Ốc nhỏ, nuôi ốc cho nhả hết đất, hằng ngày luộc ăn thịt, uống nước, chữa viêm gan vàng da do tác hại của rượu để lại.

Bài 2 : Ráy gai 12 g, chó đẻ răng cưa 20 g, nhân trần 12 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Bài 3 : Cây mã đề( còn gọi là cây xa tiền ) tươi lượng vừa phải, rửa sạch, dã lấy nước, mỗi lần dùng 100-150ml, thêm rượu nóng vào( bao nhiêu rượu thì căn cứ vào tửu lượng của người bệnh ) đắp chăn cho ấm, ra mồ hôi là có hiệu quả, uống liền 5-7 ngày

Bài 4 : Cỏ mần trầu tươi 60g, rễ tổ kén đực 30g sắc uống.

Một số bài thuốc nam giúp giải độc gan - chua benh xo gan

Bài 1 : Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.

Bài 2 : Mộc nhĩ trắng, đường, mộc nhĩ rửa sạch, nấu chín kỹ, cho đường vào, ăn tùy ý.

Bài 3 : Nấm hương, đậu phụ, dầu vừng, tỏi. Nấm hương rửa sạch, sấy khô, tán nhỏ, đun sôi nước, quấy bột nấm hương vào, cho tiếp tỏi, gia vị và sau cùng cho đậu, dầu vừng quấy đều ăn là được.

Bài 4 : Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g


Một số bài thuốc nam chữa gan nhiễm mỡ

Bài 1 : Hồng hoa 10g, kim ngân hoa 10g, hoa nhài 10g, đổ 200ml nước sôi vào cốc rồi cho cả 3 vị vào, đậy nắp lại trong 10 phút. Mỗi ngày uống 1 cốc thay chè, có thể uống thường xuyên

Bài 2 : Sơn tra 15g, lá sen 15g. Sơn tra bỏ hạt cắt nhỏ, lá sen phơi khô, thái sợi, trộn đều 2 thứ, Cho vào nước sôi ngâm 20 phút, uống thay chè trong ngày, mỗi ngày 1 liều, chủ trị gan nhiễm mỡ.

Bài 3 : Cỏ nhọ nồi 30g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu thì thêm: Cát căn 30g, chỉ củ tử (hạt khúng khéng) 15g, bồ công anh 15g; Người béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ thì thêm: đại hoàng 6g, lá sen 15g. Sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Bạn biết gì về tế bào gốc?


Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay. Đề tài này không chỉ lôi cuốn các nhà khoa học mà còn nhận được sự kì vọng cuả toàn nhân loại về những ứng dụng to lớn của ngành khoa học này trong tương lai.

tế bào gốc là gì

Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết cho sức khoẻ hàng ngày. Những tế bào này giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm nhịp đập của tim, suy nghĩ của não, thận làm sạch máu, và sự thay đổi tế bào mới cho da…Chức năng đặc biệt cuả tế bào gốc là tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể. Tế bào gốc là nhà cung cấp của tế bào mới. Khi tế bào gốc phân ra, nó có thể làm ra thêm tế bào gốc mới, hoặc làm ra những loại tế bào khác. Ví dụ, tế bào gốc của da có thể làm ra thêm những tế bào gốc mới của da, hoặc tạo ra những tế bào với những chức năng đặc biệt, như là giúp cho sắc tố cuả da. Hay nói một cách khác dễ hiểu hơn: Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Là một công cụ trong “hệ thống sửa chữa” của cơ thể, khi được đưa vào các bộ phận khác nhau, tế bào gốc có thể phân chia không giới hạn để lấp đầy những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể còn sống.

Đặc điểm của te bao goc la gi?

  -  Tế bào gốc là tế bào không chuyên dụng: Một đặc điểm cơ bản của tế bào gốc là nó không chứa một cấu trúc mô đặc biệt nào nên nó cũng không thực hiện một chức năng chuyên dụng nào. Tuy nhiên, các tế bào gốc không chuyên dụng này lại có thể biến đổi thành các tế bào chuyên dụng như tế bào cơ tim, tế bào máu, tế bào não…
  -  Tế báo gốc có thể tự phân chia và tái tạo trong thời gian dài: Không giống như tế bào cơ, tế bào máu hay tế bào não – không thể tự tái tạo, tế bào gốc có thể tự tái tạo và tái tạo nhiều lần. Trong các phòng thí nghiệm, một lượng tế bào gốc tương đối có thể tái tạo thành hàng triệu tế bào gốc khác trong thời gian vài tháng. Nếu sau một quá trình tái tạo, tế bào gốc vẫn là tế bào không chuyên dụng, có thể coi là tế bào mẹ, thì nó lại tiếp tục tái tạo thành các tế bào mới..
  -  Tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào chuyên dụng: Rất nhiều thí nghiệm được tiến hành cho thấy một số loại tế bào gốc trưởng thành là tế bào toàn năng. Có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác được gọi là tính linh hoạt (plasticity) hay sự chuyển biệt hóa (transdifferentiation). Khi tế bào gốc biến đổi thành tế bào chuyên dụng, quá trình này được gọi là sự phân ly.
Qua những phân tích trên. Dựa trên những đặc tính vốn có của tế bào gốc. Nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng tế bào gốc trong các nghiên cứu thuốc chữa bệnh. Đặc biệt có thể dùng tế bào gốc chữa bệnh gan.