Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Bạn biết gì về tế bào gốc?


Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay. Đề tài này không chỉ lôi cuốn các nhà khoa học mà còn nhận được sự kì vọng cuả toàn nhân loại về những ứng dụng to lớn của ngành khoa học này trong tương lai.

tế bào gốc là gì

Cơ thể con người có rất nhiều loại tế bào cần thiết cho sức khoẻ hàng ngày. Những tế bào này giúp cho cơ thể hoạt động bình thường, bao gồm nhịp đập của tim, suy nghĩ của não, thận làm sạch máu, và sự thay đổi tế bào mới cho da…Chức năng đặc biệt cuả tế bào gốc là tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể. Tế bào gốc là nhà cung cấp của tế bào mới. Khi tế bào gốc phân ra, nó có thể làm ra thêm tế bào gốc mới, hoặc làm ra những loại tế bào khác. Ví dụ, tế bào gốc của da có thể làm ra thêm những tế bào gốc mới của da, hoặc tạo ra những tế bào với những chức năng đặc biệt, như là giúp cho sắc tố cuả da. Hay nói một cách khác dễ hiểu hơn: Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Là một công cụ trong “hệ thống sửa chữa” của cơ thể, khi được đưa vào các bộ phận khác nhau, tế bào gốc có thể phân chia không giới hạn để lấp đầy những thiếu hụt tế bào của bộ phận đó chừng nào cơ thể còn sống.

Đặc điểm của te bao goc la gi?

  -  Tế bào gốc là tế bào không chuyên dụng: Một đặc điểm cơ bản của tế bào gốc là nó không chứa một cấu trúc mô đặc biệt nào nên nó cũng không thực hiện một chức năng chuyên dụng nào. Tuy nhiên, các tế bào gốc không chuyên dụng này lại có thể biến đổi thành các tế bào chuyên dụng như tế bào cơ tim, tế bào máu, tế bào não…
  -  Tế báo gốc có thể tự phân chia và tái tạo trong thời gian dài: Không giống như tế bào cơ, tế bào máu hay tế bào não – không thể tự tái tạo, tế bào gốc có thể tự tái tạo và tái tạo nhiều lần. Trong các phòng thí nghiệm, một lượng tế bào gốc tương đối có thể tái tạo thành hàng triệu tế bào gốc khác trong thời gian vài tháng. Nếu sau một quá trình tái tạo, tế bào gốc vẫn là tế bào không chuyên dụng, có thể coi là tế bào mẹ, thì nó lại tiếp tục tái tạo thành các tế bào mới..
  -  Tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào chuyên dụng: Rất nhiều thí nghiệm được tiến hành cho thấy một số loại tế bào gốc trưởng thành là tế bào toàn năng. Có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác được gọi là tính linh hoạt (plasticity) hay sự chuyển biệt hóa (transdifferentiation). Khi tế bào gốc biến đổi thành tế bào chuyên dụng, quá trình này được gọi là sự phân ly.
Qua những phân tích trên. Dựa trên những đặc tính vốn có của tế bào gốc. Nhiều nhà nghiên cứu đã áp dụng tế bào gốc trong các nghiên cứu thuốc chữa bệnh. Đặc biệt có thể dùng tế bào gốc chữa bệnh gan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét