Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là ghép tủy là một phương pháp điều trị bệnh được ứng dụng nhiều trong ngành huyết học và ung thư học. Phương pháp này thực hiện quá trình cấy ghép tế bào gốc tạo máu lấy từ tủy xương hoặc từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa các bệnh lý huyết học, bệnh lý miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý ung thư khác.
Lịnh sử ngành ghép tủy:
Ngành ghép tủy thực sự phát triển bắt đầu sau sự bùng nổ của năng lượng và vũ khí hạt nhân năm 1945. Mặc dù trước đó đã có một vài nỗ lực của trong việc dùng tủy xương của người hiến đưa vào cơ thể người nhận là những bệnh nhân bị thiếu máu hay ung thư máu bằng đường uống, tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch.
Vào thời điểm này, ngành ghép tủy bắt đầu được nghiên cứu nhiều vì xuất hiện những bệnh nhân bị các bệnh lý máu ác tính do phơi nhiễm phóng xạ iôn hóa.
Chúng ta có thể lược lại một số mốc quan trọng của ngành ghép tủy:
Ca ghép tủy đầu tiên được ghi nhận năm 1939, thực hiện trên một bệnh nhân bị xơ tủy do kim loại nặng, tủy ghép lấy từ người anh ruột của bệnh nhân. Ca ghép này không thành công, bệnh nhân chết sau 5 ngày.
Ca ghép tủy được ghi nhận thành công đầu tiên là năm 1965, khi một bệnh nhân Bạch cầu lymphô cấp loại nguyên bào lymphô được điều trị bằng hóa trị và xạ trị, sau đó được truyền tế bào tủy xương từ 6 người hiến tủy khác nhau nhưng có liên hệ huyết thống. Bệnh nhân này tử vong sau 20 tháng vì bệnh tái phát.
Từ năm 1977 đến 1980, thành công trong nghiên cứu ghép tủy dị thân.Cũng từ năm 1978, ghép tủy trong bệnh lymphôm bắt đầu có những thành công nhất định.
Năm 1990, BS E.D. Thomas đã được trao giải thưởng Nobel y học cho những nghiên cứu về ghép tủy.
Đến năm 2000, thì đã có hơn 500 000 trường hợp ghép tủy thực hiện trên toàn thế giới. Cho đến bây giờ ghép tủy đã được thử nghiệm nghiên cứu trong nhiều bệnh lý, cả ác tính lẫn không ác tính, đáng kể là ghép tủy khá hiệu quả trong điều trị các bệnh lý thiếu máu bất sản, khi tủy hiến có HLA phù hợp người nhận, đặc biệt giữa anh chị em ruột.
Phân loại ghép tủy:
Lịnh sử ngành ghép tủy:
Ngành ghép tủy thực sự phát triển bắt đầu sau sự bùng nổ của năng lượng và vũ khí hạt nhân năm 1945. Mặc dù trước đó đã có một vài nỗ lực của trong việc dùng tủy xương của người hiến đưa vào cơ thể người nhận là những bệnh nhân bị thiếu máu hay ung thư máu bằng đường uống, tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch.
Vào thời điểm này, ngành ghép tủy bắt đầu được nghiên cứu nhiều vì xuất hiện những bệnh nhân bị các bệnh lý máu ác tính do phơi nhiễm phóng xạ iôn hóa.
Chúng ta có thể lược lại một số mốc quan trọng của ngành ghép tủy:
Ca ghép tủy đầu tiên được ghi nhận năm 1939, thực hiện trên một bệnh nhân bị xơ tủy do kim loại nặng, tủy ghép lấy từ người anh ruột của bệnh nhân. Ca ghép này không thành công, bệnh nhân chết sau 5 ngày.
Ca ghép tủy được ghi nhận thành công đầu tiên là năm 1965, khi một bệnh nhân Bạch cầu lymphô cấp loại nguyên bào lymphô được điều trị bằng hóa trị và xạ trị, sau đó được truyền tế bào tủy xương từ 6 người hiến tủy khác nhau nhưng có liên hệ huyết thống. Bệnh nhân này tử vong sau 20 tháng vì bệnh tái phát.
Từ năm 1977 đến 1980, thành công trong nghiên cứu ghép tủy dị thân.Cũng từ năm 1978, ghép tủy trong bệnh lymphôm bắt đầu có những thành công nhất định.
Năm 1990, BS E.D. Thomas đã được trao giải thưởng Nobel y học cho những nghiên cứu về ghép tủy.
Đến năm 2000, thì đã có hơn 500 000 trường hợp ghép tủy thực hiện trên toàn thế giới. Cho đến bây giờ ghép tủy đã được thử nghiệm nghiên cứu trong nhiều bệnh lý, cả ác tính lẫn không ác tính, đáng kể là ghép tủy khá hiệu quả trong điều trị các bệnh lý thiếu máu bất sản, khi tủy hiến có HLA phù hợp người nhận, đặc biệt giữa anh chị em ruột.
Phân loại ghép tủy:
Tự ghép tủy:
- Tự ghép tủy từ sản phẩm tủy toàn phần
- Tự ghép tủy từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi
- Tự ghép tủy từ sản phẩm tủy toàn phần
- Tự ghép tủy từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi
Dị ghép tủy:
- Dị ghép từ sản phẩm tủy toàn phần
- Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi.
- Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của máu cuống rốn.
- Dị ghép từ sản phẩm tủy toàn phần
- Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của tủy hay của máu ngoại vi.
- Dị ghép từ sản phẩm tế bào gốc của máu cuống rốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét