Gia công, bảo quản và công dụng tế bào gốc máu cuống rốn
- Quy trình gia công và bảo quản đông lạnh máu cuống rốn tiến hành qua 2 bước. Túi máu cuống rốn được ly tâm lạnh trong hệ thống túi kín để tách được khối huyết tương giàu bạch cầu. Sau đó, khối tế bào này sẽ được bổ sung DMSO và đặt vào hệ thống đông lạnh tự động để hạ nhiệt độ xuống -1960C trong nitơ lỏng.- Máu cuống rốn có thể được bảo quản trong ngân hàng rất lâu. Khả năng tăng sinh của tế bào gốc trước và sau bảo quản không thay đổi nếu trong môi trường nuôi cấy có đủ các yếu tố kích thích tạo máu. Tỷ lệ tế bào gốc còn sống sót sau khi đông lạnh đạt khoảng 50%. Như vậy trên thực tế, số lượng các tế bào liên quan đến ghép tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn cần phải lớn hơn nhiều để có thể hy vọng đậu ghép hiệu quả. Bởi vì trong quá trình gia công và bảo quản đông lạnh, tỷ lệ tế bào gốc còn sống sót thấp hơn nhiều so với số lượng tế bào thu được ban đầu.
- Một túi máu cuống rốn truyền cho bệnh nhân thường có lượng tế bào có nhân trung bình từ 6- 10 x 108, lượng tế bào gốc CD34 từ 1- 3 x 106 và lượng CFU- GM từ 2-10 x 105.
- Trong suốt quá trình thu thập, gia công và bảo quản túi máu cuống rốn, chỉ còn khoảng 60% túi máu cuống rốn có thể sử dụng cho ghép; trong đó chỉ khoảng 30- 40% đủ lượng tế bào gốc để ghép cho bệnh nhi nặng 20 kg (khoảng 5- 8 tuổi).
Kết quả cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn
- Số lượng tế bào gốc CD34 và đơn vị tạo cụm CFU là những thông số có giá trị để đánh giá khả năng đậu ghép. Số lượng tế bào gốc CD34 tối thiểu nên ( 1 x 105/ kg bệnh nhân. Số lượng tế bào có nhân cũng có giá trị nhất định, cần tối thiểu >2 x 107/ kg để có thể hồi phục tốt BCHTT.- Tại Việt Nam, năm 2002 bệnh viện Truyền máu- Huyết học thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu tiến hành ghép tế bào gốc tạo máu bằng máu cuống rốn. Bệnh viện cũng đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng từ khâu thu thập mẫu máu cuống rốn, sinh học máu cuống rốn, triển khai quy trình gia công, bảo quản và nuôi cấy tế bào gốc tạo máu in vitro để xây dựng ngân hàng máu cuống rốn chính quy trong nước, phục vụcho ghép tế bào gốc. Số lượng bạch cầu hạt trung tính hồi phục sau khoảng 5- 6 tuần; tiểu cầu hồi phục sau khoảng 2 tháng. Nếu là ghép cùng huyết thống thì thời gian hồi phục ngắn hơn so với ghép không cùng huyết thống. đối với những trường hợp không tương đồng hoàn toàn về HLA, các yếu tố tiên lượng cho thành công của ghép máu cuống rốn là lượng tế bào có nhân, mức độ phù hợp HLA và lượng yếu tố kích thích tạo máu G-CSF.
- Kết quả ghép máu cuống rốn trên thế giới cho thấy, 70- 90% bệnh nhân sẽ phục hồi BCHTT và tiểu cầu sau 60 ngày; thời gian sống không bệnh (FDS) trên 3 năm đạt 30-60% bệnh nhân tùy mức độ tiên lượng.
- Tình trạng đậu ghép, phục hồi BCHTT và tiểu cầu chậm sau ghép máu cuống rốn có lẽ do trở ngại trong quá trình biệt hóa tế bào gốc. Bệnh nhân được ghép tủy xương sẽ phục hồi số lượng bạch cầu hạt trung tính và tiểu cầu nhanh hơn. Tuy nhiên bệnh nhân được ghép máu cuống rốn lại đạt được lượng tế bào định hướng và tế bào tiền thân giai đoạn sớm tại tủy xương cao hơn. Như vậy thực ra ghép máu cuống rốn sẽ phục hồi kho tế bào tiền thân tạo máu tốt hơn so với ghép tủy xương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét