Thị trường mỹ phẩm chăm sóc da đang xuất hiện rầm rộ, nhiều dòng mỹ phẩm được giới thiệu có thành phần tế bào gốc giúp trẻ hoá da, giảm nếp nhăn, mờ vết thâm, vết nám với giá bán đắt đỏ. Thực hư ra sao?
Chưa có quy trình điều trị thật sự
GS.TS Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á cho biết khoa học đã chứng minh tế bào gốc có thể biệt hoá thành tất cả các tế bào và nội tạng trong cơ thể. Rất nhiều lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thẩm mỹ và mỹ phẩm, đã lợi dụng khả năng to lớn đó của nó để quảng cáo. Tuy nhiên, đến nay những ứng dụng của tế bào gốc vẫn trong vòng thí nghiệm chứ chưa có một quy trình điều trị thật sự cho bệnh nhân. “Kích thước của tế bào gốc khoảng 15 – 20 micromet nên không thể thâm nhập qua da. Hơn nữa nguồn tế bào gốc nếu có trong mỹ phẩm hoàn toàn khác với cấu trúc tế bào của người sử dụng, do vậy sẽ xảy ra phản ứng đào thải tế bào lạ và gây ra phản ứng viêm hoặc dị ứng khi sử dụng”, GS Thuận nói.
BS Võ Thị Bạch Sương, giảng viên bộ môn da liễu đại học Y dược TP.HCM cho biết, tế bào gốc hứa hẹn nhiều tiềm năng cho những nghiên cứu trên sức khoẻ con người nên được xem là vấn đề nóng. Tuy nhiên, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc “để” tế bào gốc trong mỹ phẩm. Việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc rồi bảo quản nó liên tục ở môi trường nuôi thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc làm công phu, phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp. “Thành ra tế bào gốc không thể “sống” nổi trong kem dưỡng, mặt nạ... từ ngày này qua tháng khác trong điều kiện thường mở ra, đóng lại”, BS Sương nói.
Mất tiền thật, công dụng ảo
Cũng theo BS Sương, có những mỹ phẩm được giới thiệu sản xuất theo “ứng dụng công nghệ tế bào gốc”, nghĩa là không chứa tế bào gốc trong thành phẩm nhưng chứa các yếu tố nuôi dưỡng, phát triển tế bào thông qua các dịch nuôi. Lớp sừng của da đóng vai trò rào cản, giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường, đây là thách thức cho các mỹ phẩm chăm sóc da. Các dịch nuôi tế bào gốc có thể tốt cho tế bào nhưng khả năng vượt nổi lớp sừng để thể hiện điều đó thì không dễ. Tại Việt Nam cũng có các mỹ phẩm được sản xuất theo công nghệ tế bào gốc, với thành phần ghi trên bao bì có chứa axít hyaluronic, collagen... Axít hyaluronic nằm trong chất nền ngoại bào, giúp da tăng cường độ ẩm do có tính thu hút nước. Việc bổ sung chất này giúp cải thiện tình trạng da lão hoá và an toàn khi sử dụng. “Tuy nhiên, axít hyaluronic cũng có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác chứ không riêng ở các mỹ phẩm có liên quan đến công nghệ tế bào gốc”, BS Sương lưu ý.
Theo GS Thuận, tế bào gốc và những chất có nguồn gốc tế bào gốc đã bị cấm dùng trong sản phẩm làm đẹp tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... “Mỹ phẩm công nghệ tế bào gốc của Việt Nam có lẽ sử dụng những chất kích thích sự tăng trưởng của tế bào sợi. Tuy nhiên đây là những men phản ứng của tế bào, vì vậy việc có thể bảo quản trong một lọ mỹ phẩm thông thường là điều không tưởng”, GS Thuận nói.
Xem thêm: tế bào gốc chữa bệnh gan | cấy ghép tế bào gốc | cach dieu tri ung thu gan
Thị trường đồ dùng chăm sóc da đang xuất hiện rầm rộ nhiều dòng mỹ phẩm tế bào gốc
Chưa có quy trình điều trị thật sự
GS.TS Nguyễn Văn Thuận, chủ tịch hiệp hội Công nghệ sinh học sinh sản châu Á cho biết khoa học đã chứng minh tế bào gốc có thể biệt hoá thành tất cả các tế bào và nội tạng trong cơ thể. Rất nhiều lĩnh vực kinh doanh liên quan đến thẩm mỹ và mỹ phẩm, đã lợi dụng khả năng to lớn đó của nó để quảng cáo. Tuy nhiên, đến nay những ứng dụng của tế bào gốc vẫn trong vòng thí nghiệm chứ chưa có một quy trình điều trị thật sự cho bệnh nhân. “Kích thước của tế bào gốc khoảng 15 – 20 micromet nên không thể thâm nhập qua da. Hơn nữa nguồn tế bào gốc nếu có trong mỹ phẩm hoàn toàn khác với cấu trúc tế bào của người sử dụng, do vậy sẽ xảy ra phản ứng đào thải tế bào lạ và gây ra phản ứng viêm hoặc dị ứng khi sử dụng”, GS Thuận nói.
BS Võ Thị Bạch Sương, giảng viên bộ môn da liễu đại học Y dược TP.HCM cho biết, tế bào gốc hứa hẹn nhiều tiềm năng cho những nghiên cứu trên sức khoẻ con người nên được xem là vấn đề nóng. Tuy nhiên, cần phải hiểu có những bất hợp lý trong việc “để” tế bào gốc trong mỹ phẩm. Việc thu thập, phân tích, xử lý tách tế bào gốc rồi bảo quản nó liên tục ở môi trường nuôi thích hợp (từ thành phần nuôi dưỡng lẫn điều kiện nhiệt độ âm) là những việc làm công phu, phức tạp mang tính chất chuyên nghiệp. “Thành ra tế bào gốc không thể “sống” nổi trong kem dưỡng, mặt nạ... từ ngày này qua tháng khác trong điều kiện thường mở ra, đóng lại”, BS Sương nói.
Mất tiền thật, công dụng ảo
Cũng theo BS Sương, có những mỹ phẩm được giới thiệu sản xuất theo “ứng dụng công nghệ tế bào gốc”, nghĩa là không chứa tế bào gốc trong thành phẩm nhưng chứa các yếu tố nuôi dưỡng, phát triển tế bào thông qua các dịch nuôi. Lớp sừng của da đóng vai trò rào cản, giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường, đây là thách thức cho các mỹ phẩm chăm sóc da. Các dịch nuôi tế bào gốc có thể tốt cho tế bào nhưng khả năng vượt nổi lớp sừng để thể hiện điều đó thì không dễ. Tại Việt Nam cũng có các mỹ phẩm được sản xuất theo công nghệ tế bào gốc, với thành phần ghi trên bao bì có chứa axít hyaluronic, collagen... Axít hyaluronic nằm trong chất nền ngoại bào, giúp da tăng cường độ ẩm do có tính thu hút nước. Việc bổ sung chất này giúp cải thiện tình trạng da lão hoá và an toàn khi sử dụng. “Tuy nhiên, axít hyaluronic cũng có trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác chứ không riêng ở các mỹ phẩm có liên quan đến công nghệ tế bào gốc”, BS Sương lưu ý.
Theo GS Thuận, tế bào gốc và những chất có nguồn gốc tế bào gốc đã bị cấm dùng trong sản phẩm làm đẹp tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... “Mỹ phẩm công nghệ tế bào gốc của Việt Nam có lẽ sử dụng những chất kích thích sự tăng trưởng của tế bào sợi. Tuy nhiên đây là những men phản ứng của tế bào, vì vậy việc có thể bảo quản trong một lọ mỹ phẩm thông thường là điều không tưởng”, GS Thuận nói.
Xem thêm: tế bào gốc chữa bệnh gan | cấy ghép tế bào gốc | cach dieu tri ung thu gan