Tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã diễn ra buổi ký kết thỏa thuận giữa Việt Nam và Pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam.
Theo các nhà khoa học, công nghệ tế bào gốc là xu hướng công nghệ tất yếu mà Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tránh tụt hậu so với thế giới, với tính ưu việt trong điều trị những bệnh nan y như tim, máu.
"Công nghệ tế bào gốc là một trong hai lĩnh vực được ưu tiên trong chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng. Trung tâm tế bào gốc Hòa Lạc đang triển khai và dự kiến đến năm 2020 sẽ có hoạt động nghiên cứu chuyên sâu như nghiên cứu biệt hóa, sản xuất các dòng tế bào phục vụ nghiên cứu và điều trị", tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trưởng Ban quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc nhấn mạnh.
Để thực hiện mục tiêu trên, các bên tham gia đã xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ gốc tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Theo đó, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ có trao đổi học thuật, cập nhật và chuyển giao công nghệ với các đối tác trong khu vực và thế giới, sản xuất các dòng tế bào chức năng.
Bên cạnh đó, trung tâm Hòa Lạc sẽ tạo ra tế bào gốc phôi người đầu tiên tại Việt Nam bằng các kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm và cấy nhân, xây dựng ngân hàng tế bào gốc, môi tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Đồng thời đào tạo chuyên gia có khả năng nghiên cứu chuyên sâu như nghiên cứu biệt hóa, sản xuất các dòng tế bào phục vụ nghiên cứu và điều trị.
"Đại học công nghệ Hà Nội cũng có kế hoạch phát triển thêm khoa tế bào gốc để đón đầu nhân lực cho lĩnh vực công nghệ cao này", Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng cho biết.
Theo các nhà khoa học, công nghệ tế bào gốc là xu hướng công nghệ tất yếu mà Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tránh tụt hậu so với thế giới, với tính ưu việt trong điều trị những bệnh nan y như tim, máu.
Lễ ký thỏa thuận hợp tác về công nghệ tế bào gốc giữa Việt Nam và Pháp
"Công nghệ tế bào gốc là một trong hai lĩnh vực được ưu tiên trong chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng. Trung tâm tế bào gốc Hòa Lạc đang triển khai và dự kiến đến năm 2020 sẽ có hoạt động nghiên cứu chuyên sâu như nghiên cứu biệt hóa, sản xuất các dòng tế bào phục vụ nghiên cứu và điều trị", tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng, thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, trưởng Ban quản lý khu Công nghệ cao Hòa Lạc nhấn mạnh.
Để thực hiện mục tiêu trên, các bên tham gia đã xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ gốc tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Theo đó, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ có trao đổi học thuật, cập nhật và chuyển giao công nghệ với các đối tác trong khu vực và thế giới, sản xuất các dòng tế bào chức năng.
Bên cạnh đó, trung tâm Hòa Lạc sẽ tạo ra tế bào gốc phôi người đầu tiên tại Việt Nam bằng các kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm và cấy nhân, xây dựng ngân hàng tế bào gốc, môi tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Đồng thời đào tạo chuyên gia có khả năng nghiên cứu chuyên sâu như nghiên cứu biệt hóa, sản xuất các dòng tế bào phục vụ nghiên cứu và điều trị.
"Đại học công nghệ Hà Nội cũng có kế hoạch phát triển thêm khoa tế bào gốc để đón đầu nhân lực cho lĩnh vực công nghệ cao này", Thứ trưởng Nguyễn Văn Lạng cho biết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét