Các nhà khoa học Nhật lần đầu tiên trên thế giới đà làm ra buồng gan người với đầy đủ chức năng bằng cách dùng tế bào gốc. Thành tựu này sẽ cho phép giảm nhu cầu hiến tặng các cơ quan nội tạng để ghép cho bệnh nhân, thông tin trên The Japan Daily Press cho hay.
Nhóm các chuyên gia của Trường ĐH Yakohama do giáo sư Hideki Taniguti đứng đầu đã sử dụng tế bào gốc cảm ứng để tạo ra tế bào tiền thân của tế bào gan. Sau đó họ cấy những tế bào này vào đầu chuột vì đầu là bộ phận được cung cấp máu nhiều nhất tạo điều kiện cho chúng trưởng thành và phát triển thành một lá gan. Mặc dù cơ quan tạo ra được chỉ có đường kính khoảng 5 mm, nó thực hiện được tất cả các chức năng của gan người.
“Cũng dùng các biện pháp ấy, chúng tôi đã có thể tạo ra nhiều cơ quan nội tạng khác nữa, như tuyến tuỵ chẳng hạn", ông Taniguti cho biết. Mặc dù tương lai sử dụng phát minh này trong thực tế y học còn đòi hỏi không ít công sức, song đó vẫn là một bước tiến rất lớn trong ngành y.
Tháng 12/2010 các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công các mô tạo nên các cơ quan nội tạng. Sử dụng công nghệ tế bào gốc, các chuyên gia Mỹ đã làm ra được những đoạn ruột non. Các chuyên gia tại Cincinnati (Mỹ) đã dùng tế bào gốc từ bào thai người cũng như tế bào gốc cảm ứng, để so sánh khả năng ghép tạng từ các mô này khác nhau như thế nào.
Nhờ các hoá chất và những phân tử sinh học trong ống nghiệm, các nhà khoa học đã phỏng theo các điều kiện để phát triển tự nhiên các mô trong bào thai người. Sau 28 ngày, họ đã có thể thu được mô ruột của đứa trẻ trong tử cung người mẹ có cấu tạo ba chiều. Các mô này chứa các tất cả các loại tế bào đặc trưng để ruột hoạt động ở chế độ bình thường.
Nhóm các chuyên gia của Trường ĐH Yakohama do giáo sư Hideki Taniguti đứng đầu đã sử dụng tế bào gốc cảm ứng để tạo ra tế bào tiền thân của tế bào gan. Sau đó họ cấy những tế bào này vào đầu chuột vì đầu là bộ phận được cung cấp máu nhiều nhất tạo điều kiện cho chúng trưởng thành và phát triển thành một lá gan. Mặc dù cơ quan tạo ra được chỉ có đường kính khoảng 5 mm, nó thực hiện được tất cả các chức năng của gan người.
“Cũng dùng các biện pháp ấy, chúng tôi đã có thể tạo ra nhiều cơ quan nội tạng khác nữa, như tuyến tuỵ chẳng hạn", ông Taniguti cho biết. Mặc dù tương lai sử dụng phát minh này trong thực tế y học còn đòi hỏi không ít công sức, song đó vẫn là một bước tiến rất lớn trong ngành y.
Tháng 12/2010 các nhà khoa học đã nuôi cấy thành công các mô tạo nên các cơ quan nội tạng. Sử dụng công nghệ tế bào gốc, các chuyên gia Mỹ đã làm ra được những đoạn ruột non. Các chuyên gia tại Cincinnati (Mỹ) đã dùng tế bào gốc từ bào thai người cũng như tế bào gốc cảm ứng, để so sánh khả năng ghép tạng từ các mô này khác nhau như thế nào.
Nhờ các hoá chất và những phân tử sinh học trong ống nghiệm, các nhà khoa học đã phỏng theo các điều kiện để phát triển tự nhiên các mô trong bào thai người. Sau 28 ngày, họ đã có thể thu được mô ruột của đứa trẻ trong tử cung người mẹ có cấu tạo ba chiều. Các mô này chứa các tất cả các loại tế bào đặc trưng để ruột hoạt động ở chế độ bình thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét