Các nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh (Anh) vừa tạo ra những quả thận người đầu tiên từ những tế bào gốc. Đây được xem là bước đột phá của khoa học, sẽ giúp các bệnh nhân được cấy ghép bằng những nội tạng nuôi từ chính cơ thể họ.
Trong phòng thí nghiệm, các quả thận nhân tạo nói trên được tạo ra từ dung dịch màng ối của người và các tế bào phôi động vật. Hiện tại, chúng đã dài khoảng nửa centimet - tương đương với kích thước quả thận của em bé chưa ra đời.
Theo Telegraph, nhóm nghiên cứu hy vọng chúng sẽ lớn lên đạt kích cỡ hoàn chỉnh đủ để cấy ghép cho người.
Thành công đột phá này có thể đưa tới việc các bệnh nhân tự tạo được những bộ phận thay thế những nội tạng hỏng của mình, mà không sợ bị phản ứng đào thải - một biến chứng phổ biến trong quy trình ghép tạng.
Nhà sinh lý học Jamie Davies, giáo sư giải phẫu thí nghiệm tại Đại học Edinburgh, lý giải: "Thành công này nghe như chuyện khoa học viễn tưởng, song không phải như vậy. Chúng tôi đã có tiến bộ rất lớn".
Ông cũng tuyên bố công nghệ này có thể ứng dụng trên người trong 10 năm tới.
Trong phòng thí nghiệm, các quả thận nhân tạo nói trên được tạo ra từ dung dịch màng ối của người và các tế bào phôi động vật. Hiện tại, chúng đã dài khoảng nửa centimet - tương đương với kích thước quả thận của em bé chưa ra đời.
Theo Telegraph, nhóm nghiên cứu hy vọng chúng sẽ lớn lên đạt kích cỡ hoàn chỉnh đủ để cấy ghép cho người.
Thành công đột phá này có thể đưa tới việc các bệnh nhân tự tạo được những bộ phận thay thế những nội tạng hỏng của mình, mà không sợ bị phản ứng đào thải - một biến chứng phổ biến trong quy trình ghép tạng.
Nhà sinh lý học Jamie Davies, giáo sư giải phẫu thí nghiệm tại Đại học Edinburgh, lý giải: "Thành công này nghe như chuyện khoa học viễn tưởng, song không phải như vậy. Chúng tôi đã có tiến bộ rất lớn".
Ông cũng tuyên bố công nghệ này có thể ứng dụng trên người trong 10 năm tới.
Xem thêm: cấy ghép tế bào gốc | công dụng tế bào gốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét