Viêm gan siêu vi thường tiến triển âm thầm và chỉ được phát hiện khi xét nghiệm vì thế nghe nói đến viêm gan siêu vi, nhiều người hoảng sợ vì liên tưởng đến những biến chứng của nó như bệnh xơ gan, ung thư gan.
Khi biết mình nhiễm vi rút viêm gan, người ta thường tìm mọi cách chữa trị nhưng không phải bệnh nhân nào cũng được thông tin đầy đủ, chính xác về chi phí, lợi ích, tác dụng phụ… trước khi bắt đầu quá trình điều trị. Chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Đặng Thị Đông Phương - Chuyên khoa nội tiêu hóa gan mật, Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu để có được những thông tin cần thiết về căn bệnh này.
Thế nào là viêm gan siêu vi thể hoạt động và không hoạt động? Và điều trị thế nào đối với thể hoạt động và không hoạt động.
Khái niệm viêm gan siêu vi thể hoạt động và không hoạt động chỉ dùng trong VGSV B. Một người khi bị nhiễm VGB, khi xét nghiệm thấy men gan bình thường, nồng độ virus thấp hoặc âm tính, siêu âm gan bình thường thì coi như là thể không hoạt động và không cần điều trị gì chỉ theo dõi men gan mỗi 3-6 tháng (rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh nhân này ít có nguy cơ bị xơ gan và ung thư gan và điều trị ở những bệnh nhân này hoàn toàn không có lợi mà còn tăng tỷ lệ kháng thuốc). Còn nếu như bệnh nhân VGB làm xét nghiệm thấy men gan tăng cao không do các nguyên nhân khác như bia rượu, thuốc... (thường gấp đôi trị số bình thường), nồng độ vi rút tăng cao kéo dài trên 3 tháng, siêu âm gan thấy có hiện tượng xơ hóa thì đây là viêm gan siêu vi thể hoạt động, lúc này bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi 1 cách nghiêm túc để hạn chế nguy cơ xơ gan và ung thư gan về sau.
Viêm gan siêu vi được điều trị như thế nào? Có thể điều trị ở bất kỳ giai đoạn nào?
Viêm gan siêu vi b:
- Thường VGSV B có chỉ định điều trị trong giai đoạn hoạt động (Tiêu chuẩn điều trị VGSV B chưa xơ gan là nồng độ HBV DNA >20.000 IU/ml và ALT >2X ULN, ở bệnh nhân xơ gan là nồng độ HBV DNA >2000 IU/ml không kể ALT là bao nhiêu). Tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ điều trị sẽ là người quyết định khi nào sẽ bắt đầu điều trị và phương pháp điều trị cụ thể.
Viêm gan siêu vi c:
- Phác đồ điều trị VGSV C hiện nay là phối hợp peg-interferon và ribavirin, liều lượng và thời gian dùng tùy thuộc vào genotype và đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Phác đồ này không áp dụng cho bệnh nhân bị xơ gan mất bù.
Cần phải làm các xét nghiệm nào trước khi bắt đầu điều trị viêm gan?
Tùy theo phương pháp điều trị mà bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm cần thiết.
Thông thường đối với VGSV B, ngoài các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, đường huyết, chức năng gan-thận, siêu âm bụng và fibro scan, X quang tim phổi, sẽ có những xét nghiệm chuyên biệt như HBeAg, Anti HBe, định lượng HBsAg, định lượng HBV DNA, định type HBV. Còn đối với VGSV C thì ngoài các xét nghiệm tổng quát thì cần làm định lượng HCV RNA, định type HCV, xét nghiệm tuyến giáp, đo điện tim, siêu âm tim... nhằm phát hiện các bệnh kèm theo và điều trị chúng trước khi bắt đầu điều trị VGSV
Nhiều bệnh nhân thường sử dụng các loại thuốc có tác dụng “mát gan”, “hạ men gan”, “bổ gan”... nhưng thật sự những loại thuốc đó có hiệu quả và phải dùng các loại thuốc đó như thế nào cho đúng?
Đây là một lối suy nghĩ rất thông thường và dễ hiểu của đại đa số bệnh nhân mắc bệnh gan. Tuy nhiên, cho đến nay, theo quan niệm tây y, vẫn chưa có thuốc nào được xem là thuốc ”bổ gan”. Một số loại thuốc có nguồn gốc dược thảo trên thị trường được giới thiệu có tác dụng bảo vệ và duy trì tế bào gan, làm giảm men gan. Tuy vậy chúng chỉ được xếp vào nhóm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ chứ không thay thế thuốc chữa bệnh (do không phải trải qua những cuộc thử thách khó khăn như các loại thuốc tây khác). Khi dùng quý vị nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh ”tiền mất, tật mang”.
Khi biết mình nhiễm vi rút viêm gan, người ta thường tìm mọi cách chữa trị nhưng không phải bệnh nhân nào cũng được thông tin đầy đủ, chính xác về chi phí, lợi ích, tác dụng phụ… trước khi bắt đầu quá trình điều trị. Chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Đặng Thị Đông Phương - Chuyên khoa nội tiêu hóa gan mật, Phòng khám chuyên khoa Gan Á Châu để có được những thông tin cần thiết về căn bệnh này.
Thế nào là viêm gan siêu vi thể hoạt động và không hoạt động? Và điều trị thế nào đối với thể hoạt động và không hoạt động.
Khái niệm viêm gan siêu vi thể hoạt động và không hoạt động chỉ dùng trong VGSV B. Một người khi bị nhiễm VGB, khi xét nghiệm thấy men gan bình thường, nồng độ virus thấp hoặc âm tính, siêu âm gan bình thường thì coi như là thể không hoạt động và không cần điều trị gì chỉ theo dõi men gan mỗi 3-6 tháng (rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh nhân này ít có nguy cơ bị xơ gan và ung thư gan và điều trị ở những bệnh nhân này hoàn toàn không có lợi mà còn tăng tỷ lệ kháng thuốc). Còn nếu như bệnh nhân VGB làm xét nghiệm thấy men gan tăng cao không do các nguyên nhân khác như bia rượu, thuốc... (thường gấp đôi trị số bình thường), nồng độ vi rút tăng cao kéo dài trên 3 tháng, siêu âm gan thấy có hiện tượng xơ hóa thì đây là viêm gan siêu vi thể hoạt động, lúc này bệnh nhân cần được điều trị và theo dõi 1 cách nghiêm túc để hạn chế nguy cơ xơ gan và ung thư gan về sau.
Viêm gan siêu vi được điều trị như thế nào? Có thể điều trị ở bất kỳ giai đoạn nào?
Viêm gan siêu vi b:
- Thường VGSV B có chỉ định điều trị trong giai đoạn hoạt động (Tiêu chuẩn điều trị VGSV B chưa xơ gan là nồng độ HBV DNA >20.000 IU/ml và ALT >2X ULN, ở bệnh nhân xơ gan là nồng độ HBV DNA >2000 IU/ml không kể ALT là bao nhiêu). Tuy nhiên tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ điều trị sẽ là người quyết định khi nào sẽ bắt đầu điều trị và phương pháp điều trị cụ thể.
Viêm gan siêu vi c:
- Phác đồ điều trị VGSV C hiện nay là phối hợp peg-interferon và ribavirin, liều lượng và thời gian dùng tùy thuộc vào genotype và đáp ứng thuốc của bệnh nhân. Phác đồ này không áp dụng cho bệnh nhân bị xơ gan mất bù.
Cần phải làm các xét nghiệm nào trước khi bắt đầu điều trị viêm gan?
Tùy theo phương pháp điều trị mà bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm cần thiết.
Thông thường đối với VGSV B, ngoài các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, đường huyết, chức năng gan-thận, siêu âm bụng và fibro scan, X quang tim phổi, sẽ có những xét nghiệm chuyên biệt như HBeAg, Anti HBe, định lượng HBsAg, định lượng HBV DNA, định type HBV. Còn đối với VGSV C thì ngoài các xét nghiệm tổng quát thì cần làm định lượng HCV RNA, định type HCV, xét nghiệm tuyến giáp, đo điện tim, siêu âm tim... nhằm phát hiện các bệnh kèm theo và điều trị chúng trước khi bắt đầu điều trị VGSV
Nhiều bệnh nhân thường sử dụng các loại thuốc có tác dụng “mát gan”, “hạ men gan”, “bổ gan”... nhưng thật sự những loại thuốc đó có hiệu quả và phải dùng các loại thuốc đó như thế nào cho đúng?
Đây là một lối suy nghĩ rất thông thường và dễ hiểu của đại đa số bệnh nhân mắc bệnh gan. Tuy nhiên, cho đến nay, theo quan niệm tây y, vẫn chưa có thuốc nào được xem là thuốc ”bổ gan”. Một số loại thuốc có nguồn gốc dược thảo trên thị trường được giới thiệu có tác dụng bảo vệ và duy trì tế bào gan, làm giảm men gan. Tuy vậy chúng chỉ được xếp vào nhóm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ chứ không thay thế thuốc chữa bệnh (do không phải trải qua những cuộc thử thách khó khăn như các loại thuốc tây khác). Khi dùng quý vị nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để tránh ”tiền mất, tật mang”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét