“Làng ung thư” xuất hiện khá phổ biến ở Trung Quốc, với tỉ lệ tử vong của người dân sống gần nhà máy hóa chất, dược phẩm… vượt quá mức trung bình.
Làng Yanglingang nằm dọc sông Dương Từ là một trong những "làng ung thư" của Trung Quốc. Yanglingang chỉ có vài trăm nhân khẩu nhưng đã có ít nhất 11 người chết vì ung thư từ năm 2003. Liu Shudong chết vì ung thư thực quản, Wang Jinlan chết vì ung thư vú năm 2010.
Mới đây nhất, một người bị chẩn đoán ung thư dạ dày. Yanglingang đang thiếu nguồn nước sạch. Nhà máy giấy Cửu Long và nhà máy điện thải nước trực tiếp vào sông Dương Tử khiến những tảng đá dọc bờ sông có màu nâu.
Ô nhiễm môi trường cũng là nỗi ám ảnh dân làng Wuli ở Hàng Châu. Kể từ khi khu công nghiệp hóa chất Nanyang đi vào hoạt động năm 1992, nước sông suối nơi đây chuyển sang màu đen và có bọt trắng. Từ năm 1992-2004, 60 dân làng đã chết vì ung thư. Riêng năm 2012 đã có 6 người chết vì căn bệnh này.
Làng Đông Hưng, tỉnh Giang Tô cũng là một làng ung thư. Nhiều người cho rằng, hơn 100 bệnh nhân ung thư từ năm 2000-2005 ở làng này có liên quan đến hoạt động của nhà máy hóa chất Julong. Khi Julong mở cửa vào năm 2000, vịt, gà, ngỗng của làng bắt đầu chết hàng loạt.
Tỉ lệ tử vong vì ung thư ở Trung Quốc đã tăng 80% trong vòng 30 năm qua và trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Ở các thành phố, không khí độc hại là nguyên nhân chính, còn ở nông thôn thì đó là nguồn nước. Hơn 70% sông hồ bị ô nhiễm.
Wei Dongying - 45 tuổi, đã có gần 20 năm nghiên cứu về các làng ung thư - đang cố gắng chứng minh các nhà máy hóa chất là thủ phạm. Wei giữ mẫu nước làng bị nhiễm độc và đống tài liệu trong góc nhà. Khi Wei đề đạt ý kiến năm 2004, thành phố hứa sẽ đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, các khu công nghiệp vẫn hoạt động, nguồn nước ở Wuli vẫn đen đặc. Mùa hè năm ngoái, một nhà máy hóa chất mới bắt đầu xuất hiện tại ngã tư gần đó.
"Họ không bao giờ lắng nghe người dân. Chính quyền cho rằng số người chết không phải là quá cao” - Wei nói.
Làng Yanglingang nằm dọc sông Dương Từ là một trong những "làng ung thư" của Trung Quốc. Yanglingang chỉ có vài trăm nhân khẩu nhưng đã có ít nhất 11 người chết vì ung thư từ năm 2003. Liu Shudong chết vì ung thư thực quản, Wang Jinlan chết vì ung thư vú năm 2010.
Mới đây nhất, một người bị chẩn đoán ung thư dạ dày. Yanglingang đang thiếu nguồn nước sạch. Nhà máy giấy Cửu Long và nhà máy điện thải nước trực tiếp vào sông Dương Tử khiến những tảng đá dọc bờ sông có màu nâu.
Ô nhiễm môi trường cũng là nỗi ám ảnh dân làng Wuli ở Hàng Châu. Kể từ khi khu công nghiệp hóa chất Nanyang đi vào hoạt động năm 1992, nước sông suối nơi đây chuyển sang màu đen và có bọt trắng. Từ năm 1992-2004, 60 dân làng đã chết vì ung thư. Riêng năm 2012 đã có 6 người chết vì căn bệnh này.
Làng Đông Hưng, tỉnh Giang Tô cũng là một làng ung thư. Nhiều người cho rằng, hơn 100 bệnh nhân ung thư từ năm 2000-2005 ở làng này có liên quan đến hoạt động của nhà máy hóa chất Julong. Khi Julong mở cửa vào năm 2000, vịt, gà, ngỗng của làng bắt đầu chết hàng loạt.
Tỉ lệ tử vong vì ung thư ở Trung Quốc đã tăng 80% trong vòng 30 năm qua và trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Ở các thành phố, không khí độc hại là nguyên nhân chính, còn ở nông thôn thì đó là nguồn nước. Hơn 70% sông hồ bị ô nhiễm.
Wei Dongying - 45 tuổi, đã có gần 20 năm nghiên cứu về các làng ung thư - đang cố gắng chứng minh các nhà máy hóa chất là thủ phạm. Wei giữ mẫu nước làng bị nhiễm độc và đống tài liệu trong góc nhà. Khi Wei đề đạt ý kiến năm 2004, thành phố hứa sẽ đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, các khu công nghiệp vẫn hoạt động, nguồn nước ở Wuli vẫn đen đặc. Mùa hè năm ngoái, một nhà máy hóa chất mới bắt đầu xuất hiện tại ngã tư gần đó.
"Họ không bao giờ lắng nghe người dân. Chính quyền cho rằng số người chết không phải là quá cao” - Wei nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét