Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature của Anh số ra ngày 11/9, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã thành công trong việc khiến những tế bào già ở chuột có thể trẻ hóa và hoạt động linh hoạt trở lại.
Đây là bước tiến mới của các nhà khoa học trong nghiên cứu tái sinh mô bằng tế bào gốc.
Hiện tại, kỹ thuật này vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm ở chuột và chưa thể áp dụng trên người.
Tuy nhiên, nghiên cứu mở ra triển vọng trong tương lai những mô bị tổn thương có thể được chữa lành đơn giản bằng cách đưa những tế bào của người vào thay thế phần cơ thể bị mất hay khiếm khuyết.
Điều này đồng nghĩa với việc kỹ thuật cấy ghép bộ phận cơ thể có thể sẽ không còn cần thiết.
Năm 2006, một nhóm nhà khoa học Nhật Bản do ông Shinya Yamanaka đứng đầu, đã tạo bước đột phá khi "hồi xuân" các tế bào trường thành trở lại trạng thái đa tiềm năng (iSP) (giống như các tế bào phôi thai) thông qua việc cấy ghép 4 gien, được gọi là các gien Yamanaka.
Trên cơ sở nghiên cứu này, gần đây, một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Tây Ban Nha do hai nhà khoa học Manuel Serrano và Maria Abad đứng đầu, đã tạo ra chuột biến đổi gien mang 4 "gen Yamakana".
Những gien này sau đó được kích hoạt bằng cách cho thuốc vào nước uống của chuột. Những tế bào trong thận, dạ dày, ruột và tuyến tụy của loài gặm nhấm này đều ghi nhận dấu hiệu phục hồi, trở lại trạng thái linh hoạt.
Nhà khoa học Serrano cho biết kỹ thuật này có thể áp dụng để phục hồi, tái tạo mô sống chứ không chỉ trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, nó cũng có thể tái sinh cục bộ và tạm thời đối với những bộ phận hư hại cụ thể.
Giáo sư Chris Maso thuộc University College London (Anh) cho biết vẫn cần chắc chắn rằng các tế bào iPS được biến đổi an toàn để trở thành những tế bào "trưởng thành" hữu ích trong cơ thể người.
Thách thức lớn nhất đặt ra là kiểm soát chặt chẽ từng bước trong phương pháp tiềm năng này nhằm đạt được những mục đích y tế và tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đây là bước tiến mới của các nhà khoa học trong nghiên cứu tái sinh mô bằng tế bào gốc.
Hiện tại, kỹ thuật này vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm ở chuột và chưa thể áp dụng trên người.
Tuy nhiên, nghiên cứu mở ra triển vọng trong tương lai những mô bị tổn thương có thể được chữa lành đơn giản bằng cách đưa những tế bào của người vào thay thế phần cơ thể bị mất hay khiếm khuyết.
Điều này đồng nghĩa với việc kỹ thuật cấy ghép bộ phận cơ thể có thể sẽ không còn cần thiết.
Năm 2006, một nhóm nhà khoa học Nhật Bản do ông Shinya Yamanaka đứng đầu, đã tạo bước đột phá khi "hồi xuân" các tế bào trường thành trở lại trạng thái đa tiềm năng (iSP) (giống như các tế bào phôi thai) thông qua việc cấy ghép 4 gien, được gọi là các gien Yamanaka.
Trên cơ sở nghiên cứu này, gần đây, một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia Tây Ban Nha do hai nhà khoa học Manuel Serrano và Maria Abad đứng đầu, đã tạo ra chuột biến đổi gien mang 4 "gen Yamakana".
Những gien này sau đó được kích hoạt bằng cách cho thuốc vào nước uống của chuột. Những tế bào trong thận, dạ dày, ruột và tuyến tụy của loài gặm nhấm này đều ghi nhận dấu hiệu phục hồi, trở lại trạng thái linh hoạt.
Nhà khoa học Serrano cho biết kỹ thuật này có thể áp dụng để phục hồi, tái tạo mô sống chứ không chỉ trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra, nó cũng có thể tái sinh cục bộ và tạm thời đối với những bộ phận hư hại cụ thể.
Giáo sư Chris Maso thuộc University College London (Anh) cho biết vẫn cần chắc chắn rằng các tế bào iPS được biến đổi an toàn để trở thành những tế bào "trưởng thành" hữu ích trong cơ thể người.
Thách thức lớn nhất đặt ra là kiểm soát chặt chẽ từng bước trong phương pháp tiềm năng này nhằm đạt được những mục đích y tế và tránh những biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: công nghệ tế bào gốc | ghép tế bào gốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét